Dinh dưỡng hôm nay

Bữa ăn học đường của trẻ em

Ngày 1/8, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam trực thuộc Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng thông qua bữa ăn học đường của trẻ em”.

Quang cảnh Hội thảo.

Theo pgs ts nguyễn xuân ninh, học sinh tuổi học đường đang chịu gánh nặng kép về suy thấp còi và thừa cân béo phì. hiện nay, thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh, trong khi suy thấp còi vẫn tồn tại ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển cũng như ở việt nam.

Bên cạnh đó, thiếu vitamin a, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu iode rất phổ biến ở trẻ em học đường, là những yếu tố nguy cơ liên quan với tăng trưởng chiều cao chậm, suy thấp còi ở trẻ học đường, trẻ vị thành niên cũng như người trưởng thành việt nam.

Liên quan đến nhu cầu và khẩu phần ăn của trẻ em lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở, pgs ts lê bạch mai, nguyên phó viện trưởng viện dinh dương quốc gia cho biết, khẩu phần ăn của học sinh tiểu học hiện nay đáp ứng cao hơn nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và protein, trong khi đó khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở lại chưa đạt so với nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, mức khẩu phần canxi, sắt, kẽm, vitamin a, vitamin nhóm b và vitamin c.

Vì vậy, chế độ ăn cần quan tâm đến bữa ăn học đường, tăng cường rau quả, chất xơ, các thực phẩm giàu vi chất hoặc thực phẩm tăng cường vi chất để nâng cao chất lượng bữa ăn.

Cũng tại hội thảo, ts bs trương hồng sơn, viện trưởng viện y học ứng dụng việt nam đã giới thiệu bộ thực đơn theo cấp học và từng mùa với đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và phong phú nguồn thực phẩm an toàn tại chỗ với đầy đủ các vi chất cần thiết dành riêng cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở do viện y học ứng dụng việt nam phối hợp nghiên cứu cùng công ty tnhh hương việt sinh. đề tài đã được hội đồng khoa học nghiệm thu vào tháng 7/2019.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã được nghe các báo cáo cập nhật cập nhật tình hình và các giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng thông qua và đi đến khuyến nghị.

Cụ thể, cần có các can thiệp ưu tiên và giải pháp đặc thù cho từng vùng để giải quyết gánh nặng kép về dinh dưỡng, phòng chống thấp còi, thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, đảm bảo chế độ ăn của trẻ tiểu học và trung học cơ sở phong phú, đa dạng, cân đối, giàu dinh dưỡng, đảm bảo đáp ứng từ 45-55% nhu cầu khuyến nghị và các vi chất thiết yếu đối với học sinh tiểu học và 30-40% nhu cầu đối với học sinh thcs. khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, muối, hình thành các thói quen ăn uống tốt và tăng cường tập luyện thể dục thể thao ngay trong giai đoạn này.

Đặc biệt, biến thực đơn thành một công cụ giáo dục về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ em, phụ huynh học sinh, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội để cùng khuyến khích, hỗ trợ nhau thực hiện.

Hoàng Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dinh-duong/bua-an-hoc-duong-cua-tre-em-tintuc443635)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY