Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Búi tóc nặng 1 kg trong bụng bé

Thanh Hóa-Bé gái 11 tuổi, đau bụng vùng thượng vị, nôn ra dịch vàng, bác sĩ phát hiện có khối cứng trong dạ dày.

Từ lúc hai tuổi, bé thường bứt tóc ăn. Khi bé đau bụng, người nhà mới đưa đến Bệnh viện Nhi Thanh Hoá khám. Bác sĩ kiểm tra, nhận thấy các dấu hiệu sinh tồn của bé bình thường, thể trạng gầy, cân nặng 29 kg, siêu âm ổ bụng phát hiện trong dạ dày có khối bã thức ăn lớn rắn chắc.

Các bác sĩ nội soi thấy một khối u tóc lớn bên trong, chiếm gần hết dạ dày. Kíp cấp cứu quyết định phẫu thuật mổ mở, lấy khối tóc nặng 1kg, kích thước lớn, giống hình đuôi cá được lấy ra khỏi cơ thể trẻ.

Sau phẫu thuật bệnh nhi tỉnh, các dấu hiệu sinh tồn ổn định. Dự kiến tuần tới, bé sẽ được xuất viện.

Búi tóc nặng 1kg được lấy ra trong bụng bé gái 11 tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Đình Vương – phó khoa Ngoại Tổng Hợp, ngày 2/6 cho biết trẻ mắc phải hội chứng Rapunzel rất hiếm gặp. Người bệnh thường có biểu hiện ăn chính tóc của mình hoặc của người khác, khiến cho tóc bị rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột lâu ngày gây tắc, thủng ruột. Như trường hợp nêu trên, trẻ sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng như loét dạ dày, vàng da tắc mật, viêm tụy cấp, kém hấp thu protein, thiếu sắt và thiếu máu...

Tuyệt đại đa số bệnh nhân có biểu hiện như đau bụng, nôn, viêm dạ dày, giảm cân nhanh, táo bón, tiêu chảy; một số ca thủng ruột dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng hoặc máu và có khoảng 4% Tu vong.

Nguyên nhân hội chứng chưa được xác định, có thể là do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức, hoặc có thể là do thiếu sắt hay mắc bệnh celiac (không dung nạp gluten).

Bệnh được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và điều trị tâm lý, bổ sung vi chất để ngăn ngừa hành vi ăn tóc. phụ huynh của trẻ mắc hội chứng này cần tham gia điều trị cùng với bác sĩ để trẻ được hỗ trợ, đồng thời cải thiện hành vi ăn tóc và giúp trẻ có tinh thần tốt hơn.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/bui-toc-nang-1-kg-trong-bung-be-4287938.html)

Chủ đề liên quan:

ăn tóc bệnh học búi tóc dị vật

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY