Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ca mắc tay chân miệng tăng cao ở TP.HCM và Đăk Lăk: Bệnh dễ lây lan, không được chủ quan

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt tăng cao vào tháng 2-4 và tháng 9-10.

Hiện nay đang là thời điểm căn bệnh tay chân miệng (tcm) ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát thành dịch. trẻ dễ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân, chất nôn của người bệnh.

Theo số liệu thống kê của trung tâm kiểm soát bệnh tật tp. hồ chí minh cộng dồn từ đầu năm đến tuần 39, thành phố ghi nhận 6.358 ca tcm. hiện chưa ghi nhận ca Tu vong do mắc tcm. tính riêng trong tuần 39, ghi nhận 640 ca bệnh - là số ca bệnh cao nhất trong tất cả các tuần tính từ đầu năm đến nay và tăng hơn 50% so với những tuần trước đó. số ca bệnh trong tuần tăng tại 19/24 quận, huyện, trong đó có 4 quận, huyện ở mức độ cảnh báo gồm quận 9, quận 12, quận tân phú và huyện bình chánh. đây là số liệu đáng báo động và cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh để dịch không lây lan trên diện rộng.

Tại Đăk Lăk, từ đầu năm đến nay, địa phương này ghi nhận 666 trường hợp mắc TCM, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2019. Số ca bệnh xuất hiện tại nhiều địa phương trong tỉnh, trong đó tập trung nhiều tại các huyện: Cư M'gar (tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ), Buôn Đôn, Krông Pắc (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ).

Theo bs. lê phúc - phó giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đăk lăk, sở dĩ số ca bệnh tcm tăng mạnh trong những ngày qua là do thời tiết chuyển mùa, thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển. hơn nữa, đây cũng là thời điểm học sinh bước vào năm học mới nên bệnh dễ lây lan. bởi bệnh tcm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo, nếu không đảm bảo công tác vệ sinh thì khả năng lây nhiễm bệnh là khó tránh khỏi.

Dấu hiệu của bệnh TCM

Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh TCM là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày, sau đó, bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ nằm trên nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay hoặc có thể ở mông, gối.

Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Cách chăm sóc trẻ mắc TCM

Khi có các dấu hiệu của bệnh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn cụ thể cách chăm sóc trẻ, tránh biến chứng nặng. Với những trẻ bị TCM thể nhẹ, sau khi đi khám, có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà như sau:

Trẻ bị bệnh rất mệt mỏi và các vết loét ở miệng làm trẻ rất đau, khó ăn uống nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, uống nhiều nước mát. Thức ăn cần chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay vì sẽ làm trẻ đau miệng và họng hơn. Cần cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ bị sốt, dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ.

Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. người lớn khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và trẻ bệnh. sau khi tiếp xúc, nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ lành.

Tắm rửa, vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho trẻ hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn và cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ làm được.

Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloraminB 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt sạch bằng xà phòng và nước sạch.

Vật dụng ăn uống của trẻ như bình sữa, cốc uống nước, bát ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

Ngoài việc chăm sóc tốt cho trẻ khi bị bệnh, cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ để phát hiện kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường. Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao 39oC trở lên hoặc sốt cao kéo dài; quấy khóc, bứt rứt, nôn nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, đi loạng choạng, mạch nhanh, thở khó/ thở nhanh, da nổi vằn..., phải đưa trẻ nhập viện ngay.

Đỗ Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ca-mac-tay-chan-mieng-tang-cao-o-tphcm-va-dak-lak-benh-de-lay-lan-khong-duoc-chu-quan-n180909.html)
Từ khóa: tay chân miệng

Tin cùng nội dung

  • Nhiều bệnh nhân nhiễm lao đa kháng Thuốc nhưng không đồng ý điều trị, trở thành nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.
  • (Mangyte) – Sốt xuất huyết, cúm A/H1N1, tay chân miệng, tả… đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch trên địa bàn thành phố.
  • Khi hàng triệu người từ khắp các tỉnh, thành quay lại TP.HCM sau kỳ nghỉ tết cộng thêm lượng du khách tăng cao, nguy cơ xảy dịch rất lớn.
  • Đến thời điểm này đã có gần 30 bệnh viện (BV) tuyến Trung ương và tuyến đầu của TP. Hồ Chí Minh ký cam kết không để bệnh nhân nằm ghép.
  • Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao. Tăng huyết áp có thể gây suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và phình động mạch, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mạn.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY