Nam khoa hôm nay

Chức năng và nhiệm vụ của Nam Khoa là chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục. Các căn bệnh phổ biến của khoa như: viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu,...

Các bệnh lây truyền T*nh d*c ở nam giới

Ở mọi xã hội, các bệnh lý lây truyền đường T*nh d*c (S*xually transmited diseases – STDs) là loại bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất. Ở các nước đang phát triển, bệnh STDs thường gặp nhất là do vi khuẩn, như nhiễm lậu, có tên khoa học Neisseria gonorrhoeae, nhiễm chlamydia trachomatic và xoắn khuẩn giang mai.
Ở mọi xã hội, các bệnh lý lây truyền đường T*nh d*c (sexually transmited diseases – STDs) là loại bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất. Ở các nước đang phát triển, bệnh STDs thường gặp nhất là do vi khuẩn, như nhiễm lậu, có tên khoa học Neisseria gonorrhoeae, nhiễm chlamydia trachomatic và xoắn khuẩn giang mai.

Cũng ở các nước đang phát triển, bệnh STDs nằm trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao ở nam giới, gây ảnh hưởng sức khỏe và sinh sản hàng năm do các biến chứng viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn hay vô sinh. Trong số các STDs do virút, nhiễm virút gây suy giảm miễn dịch ở người (human immunodeficiency virus HIV) trở thành nguyên nhân hàng đầu Tu vong ở một số nước đang phát triển trong thập kỷ qua. Trong khi đó hai bệnh STDs chủ yếu do virút khác là human papilloma virus (HPV) và viêm gan siêu vi B (hepatitis B virus) gây biến chứng ung thư D**ng v*t, ung thư gan. Ngoài ra, các loại virút khác như nhiễm herpes Sinh d*c, nhiễm cytomegalovirus đang tăng rõ rệt.

Viêm niệu đạo ở nam giới

Viêm niệu đạo thường được coi là hội chứng STDs ở nam giới, biểu hiện tình trạng xuất tiết có dịch hoặc mủ chảy từ lỗ niệu đạo ở nam giới kèm theo các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu khó. Nếu không điều trị kịp thời có thể lây cho bạn tình và để lại biến chứng như: viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo, vô sinh.

Việc chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, thời gian ủ bệnh dao động từ 2 ngày đến 5 tuần, xuất hiện triệu chứng tiểu gắt, tiểu khó, tiểu buốt dọc theo đường tiểu, kèm theo chảy mủ xanh hay mủ vàng từ lỗ ngoài niệu đạo. Xét nghiệm lấy dịch mủ từ lỗ ngoài niệu đạo, nhuộm gram thấy song cầu khuẩn gram (-) nằm trong và ngoài tế bào bạch cầu đa nhân. Ngoài ra, các trường hợp khác khi nhuộm gram không thấy song cầu mà có trên 5 bạch cầu trong một vi trường có độ phóng đại 1.000 lần, thường kết luận viêm niệu đạo không do neisseria gonorrhoeae có thể tác nhân là chlamydia.

Điều trị: nếu xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân, nếu không điều trị theo hội chứng. Điều trị viêm niệu đạo do neisseria gonorrhoeae đồng thời phải điều trị viêm niệu đạo do chlamydia.

Dùng một trong các loại Thu*c sau kết hợp với một trong các loại Thu*c điều trị viêm niệu đạo:

- Cefixim 200mg, uống 2 viên, liều duy nhất doxycyclin 100mg, uống 1 viên, ngày 2 lần, trong 7 ngày. Ceftriaxon 250mg, tiêm bắp, liều duy nhất doxycyclin 100mg, uống 1 viên, ngày 2 lần, trong 7 ngày.

Bạn tình của người bệnh cũng nên được xét nghiệm tìm neisseria gonorrhoeae và chlamydia và nên tiếp nhận chế độ điều trị. Chú ý: khi bạn tình đang mang thai hay đang giai đoạn cho con bú, việc điều trị không dùng doxycyclin mà thay thế erythromycin 500mg uống 1 viên, ngày 3 lần, trong 14 ngày.

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn cấp tính trong STDs với triệu chứng thường gặp nhất của đau bìu đột ngột một bên, phù nề vùng bìu, bí tiểu, thường gặp ở nam giới dưới 35 tuổi đang độ hoạt động T*nh d*c, chlamydia trachomatis là vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất, tiếp theo là escherichia coli and neisseria gonorrhoeae.coli và neisseria gonorrhoeae. Đồng thời bệnh liên quan với viêm niệu đạo rõ rệt.

Chẩn đoán phân biệt xoắn tinh hoàn, khối u tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa, thường gặp lứa tuổi 20 - 30, biểu hiện bằng đau đột ngột, tinh hoàn nâng cao lên trong bìu, mào tinh xoay từ đằng sau lên đằng trước và không có dòng máu trong siêu âm doppler màu. Còn phân biệt u tinh hoàn cần nghĩ đến khi các triệu chứng dai dẳng sau đợt điều trị. Siêu âm xác định rõ khối u. Viêm mào tinh hoàn cấp tính biểu hiện các triệu chứng: đau vùng bìu một bên hay cả hai bên, sưng nề, tấy đỏ, tiểu khó, đau hạ vị, toàn thân sốt, ớn lạnh. Đau nhiều khi giao hợp hay xuất tinh, có thể có máu trong tinh dịch. Xét nghiệm máu, bạch cầu tăng cao. Viêm mào tinh hoàn không được điều trị biến chứng viêm mào tinh hoàn mãn tính, áp-xe vùng bìu, viêm tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo và vô sinh. Điều trị viêm mào hoàn cấp tính chủ yếu dùng kháng sinh trị chlamydia và escherichia coliand neisseria gonorrhoeae.coli, neisseria gonorrhoeae. Thu*c đầu tay ceftriaxon tiêm bắp 250mg sau đó dùng doxycyclin 100mg, ngày uống hai lần, mỗi lần 1 viên, dùng liên tục trong 10 ngày. Hoặc dùng cefotaxim 1g, tiêm bắp, liều duy nhất doxycyclin 100mg, uống 1 viên, ngày 2 lần, trong 10 ngày.

Cần điều trị cho bạn tình với liều lượng như trên.

Dự phòng STDs ở nam giới

Khuyến kích dùng bao cao su khi giao hợp để đề phòng và hạn chế nguy cơ lây lan. Hiểu được tầm quan trọng cần điều trị sớm khi có các dấu hiệu bất thường.

Cần tuyên truyền giáo dục cho giới trẻ về tác hại và mức độ nguy hiểm của các bệnh lây lan qua đường T*nh d*c, nhấn mạnh về hành vi T*nh d*c an toàn, hướng dẫn việc sử dụng bao cao su khi giao hợp.

BS.CKII. TUÊ THÀNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cac-benh-lay-truyen-tinh-duc-o-nam-gioi-12999.html)

Chủ đề liên quan:

nam giới truyền

Tin cùng nội dung

  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu đúng cách.
  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Kính gửi Mangyte, Em 40 tuổi, là nam giới. Xin bác sĩ cho em hỏi, em muốn tiêm ngừa vacxin HPV có được không ạ? Nếu tiêm được, cho em biết thủ tục như thế nào? Em có thể đến trung tâm y tế nào để tiêm ngừa? Chi phí tiêm ngừa như thế nào? Xin chúc sức khỏe và cám ơn bác sĩ! (L.H.Q. - huy…@yahoo.com.vn)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY