Cũng có vài trường hợp chuyển dạ ít đau, nhưng tốt hơn hết là nên có sẵn kế hoạch để đối phó với cơn đau cho bản thân.
Đau trong quá trình chuyển dạ và sinh nở: Đau khi chuyển dạ được gây ra bởi sự co thắt cơ tử cung và áp lực đè lên cổ tử cung. Cơn đau này có thể được cảm nhận như những cơn co thắt mạnh ở bụng, háng, và lưng, cũng như cảm giác đau nhức. Một số phụ nữ bị đau ở hai bên hông hoặc đùi. Các nguyên nhân khác gây đau trong quá trình chuyển dạ bao gồm áp lực lên bàng quang và vùng tầng sinh môn do đầu của thai nhi, và do đường Sinh d*c cũng như *m đ*o bị kéo căng. Mặc dù chuyển dạ thường được coi là một trong những sự kiện gây đau nhất mà con người từng trải qua, cơn đau này rất khác nhau ở mỗi phụ nữ, thậm chí là ở mỗi lần sinh nở khác nhau. Mỗi phụ nữ sẽ có những trải nghiệm khác nhau về cơn đau, với một số người, nó có thể giống như đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, với một số khác, cơn đau có thể giống như khi chịu một áp lực nặng nề, hoặc những cơn co thắt rất mạnh như đau bụng khi bị tiêu chảy. Không những chính các cơn co thắt làm cho sản phụ cảm thấy đau nhất, mà điều chính yếu là do những cơn co thắt này lặp đi lặp lại liên tục và càng lúc thời gian để thư giãn giữa các cơn co thắt càng trở nên ít hơn.
Để giảm đau trong quá trình chuyển dạ, đây là một số điều bạn có thể bắt đầu thực hiện trước hoặc trong quá trình mang thai:
Tập thể dục thường xuyên và hợp lý (với sự đồng ý của các bác sỹ) có thể giúp cơ bắp chắc khỏe hơn và chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng với những căng thẳng lúc chuyển dạ. Tập thể dục cũng có thể làm tăng sức chịu đựng của bạn, điều này sẽ rất có lợi nếu quá trình chuyển dạ của bạn kéo dài. Điều quan trọng cần nhớ là không nên tập luyện quá sức, dù với hình thức tập luyện . Hãy thảo luận với bác sỹ để có những bài tập an toàn.
Một số cách để chuẩn bị cho việc kiểm soát đau trong quá trình chuyển dạ bao gồm: Thôi miên, yoga, thiền, đi bộ, massage, thay đổi tư thế, tắm bồn hoặc vòi sen, nghe nhạc. Trong quá trình chuyển dạ, làm giảm chú ý của sản phụ bằng cách tự đếm hoặc thực hiện một hoạt động trí óc nhằm giữ cho tâm trí của bạn xao lãng.
Kiểm soát cơn đau: Có nhiều loại Thu*c giảm đau và phương pháp giảm đau có thể được sử dụng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, tùy thuộc vào từng trường hợp. Hãy trao đổi với bác sĩ về nguy cơ và lợi ích của mỗi loại Thu*c.
Thu*c giảm đau: Thu*c giảm đau có thể được sử dụng theo nhiều cách. Nếu chúng được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào bắp thịt, các loại Thu*c có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Những loại Thu*c này có thể gây ra các tác dụng phụ ở người mẹ, bao gồm buồn ngủ và buồn nôn. Thu*c cũng có thể ảnh hưởng đến em bé.
Gây tê vùng: Đây là cách mà hầu hết các sản phụ quan tâm khi có ý định sử dụng Thu*c gây tê. Bằng cách ngăn chặn cảm giác từ các vùng cụ thể của cơ thể, phương pháp này có thể được sử dụng để giảm đau trong sinh ngả *m đ*o và mổ lấy thai.
Gây tê ngoài màng cứng, một hình thức gây tê tại chỗ, làm giảm hầu hết các cơn đau từ phần dưới thắt lưng (rốn), bao gồm cả các thành *m đ*o, trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Thu*c tê ngoài màng cứng được bác sĩ gây mê tiêm qua một catheter mỏng, dạng ống vào phần lưng dưới của sản phụ. Số lượng Thu*c có thể tăng hoặc giảm theo nhu cầu. Rất ít Thu*c qua thai nhi, nên phương pháp này hầu như không ảnh hưởng đến em bé. Gây tê ngoài màng cứng cũng có một số nhược điểm – nó có thể gây giảm huyết áp và khó tiểu. Thu*c cũng có thể gây ngứa, buồn nôn, và đau đầu ở người mẹ. Các rủi ro cho em bé là rất ít, nhưng là các vấn đề có thể xuất hiện do hiện tượng hạ huyết áp ở mẹ.
Sinh tự nhiên: Một số phụ nữ lựa chọn không sử dụng Thu*c giảm đau khi sinh, mà chỉ dựa vào các bài tập thở, các kỹ thuật thư giãn để kiểm soát cơn đau.
Thu*c có thể làm giảm nhiều đau đớn của bạn, nhưng chắc chắn là không thể giảm đau hoàn toàn. Chuyển dạ có thể đau hơn nhiều so với bạn nghĩ. Một số phụ nữ quyết định không dùng Thu*c giảm đau lúc ban đầu đã thay đổi quyết định của mình khi họ thực sự bước vào quá trình chuyển dạ.
Bạn cần phải nói với người đỡ đẻ cho bạn về phương pháp giảm đau bạn lựa chọn. Tìm ra những phương pháp sẵn có, hiệu quả của phương pháp đó, và khi nào thì không nên dùng loại Thu*c giảm đau nào.
Nếu bạn muốn sử dụng phương pháp kiểm soát cơn đau thay cho Thu*c giảm đau, hãy thảo luận với nhân viên y tế, thậm chí viết sẵn kế hoạch sinh đẻ để chắc chắn mong muốn của bạn được phối hợp và hỗ trợ.
Hãy nhớ rằng, với việc chuẩn bị và cung cấp kiến thức cho bản thân, thảo luận trước với bác sĩ, bạn sẽ được trang bị sẵn sàng để quyết định phương pháp giảm đau nào là tốt nhất cho bạn.