Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Các chị em nên ăn gì sau mổ phụ khoa?

Để vượt qua được cuộc phẫu thuật mất rất nhiều máu, dịch thể, stress..., người bệnh rất cần một chế độ dinh dưỡng thật tốt, thật hợp lý để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vết mổ nhanh liền, chống nhiễm khuẩn và nhanh hồi sức.

Các giai đoạn chuyển hóa sau phẫu thuật

Giai đoạn đầu: từ ngày 1 - 2 sau mổ

Ở giai đoạn này, do vẫn còn ảnh hưởng của Thu*c mê nên nhiệt độ cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa cần nhiều nitơ, kali, làm cân bằng nitơ, kali âm tính dẫn đến liệt ruột, bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi và bị trướng hơi.

Giai đoạn giữa: từ ngày 3 - 5 sau mổ

Thông thường đến thời điểm này nhu động ruột đã hoạt động bình thường trở lại, bệnh nhân đã có thể trung tiện. Bệnh nhân tỉnh táo hơn, có cảm giác đói nhưng vẫn chưa muốn ăn.

Giai đoạn hồi phục: từ ngày 6 sau mổ

Đến giai đoạn này bệnh nhân đã có thể đại, tiểu tiện bình thường, hàm lượng kali máu dần trở lại bình thường. Vết mổ đã khô và liền. Bệnh nhân có cảm giác đói, người nhà có thể cho họ ăn tăng lượng để phục hồi dinh dưỡng nhanh.

Để bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý và hiệu quả, cần phải cho bệnh nhân ăn theo đúng S*nh l* chuyển hóa sau phẫu thuật.

Chế độ dinh dưỡng sau mổ

Trừ một số trường hợp có tổn thương hệ tiêu hóa (phẫu thuật viên sẽ có chỉ định chế độ dinh dưỡng đặc biệt), các bệnh nhân sau mổ phụ khoa có chế độ ăn như sau:

Giai đoạn đầu

Trước đây, ở giai đoạn đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải trung tiện được thì mới bắt đầu cho ăn qua đường tiêu hóa. Hiện nay, các chuyên gia đã chứng minh rằng việc cho bệnh nhân ăn muộn là không có lợi.

Đời sống của tế bào ruột khá ngắn, khoảng hơn 24 giờ, vì thế, nếu đường ruột không được ăn sớm thì các tế bào này sẽ có thể bị hoại tử và hệ vi khuẩn đường ruột sẽ thẩm lậu qua ruột vào máu. 

Các nhà khoa học đã tiến hành việc nuôi dưỡng sớm bằng đường tiêu hoá ngay từ ngày đầu tiên, thậm chí giờ thứ 8 sau phẫu thuật và kết quả mang lại rất tốt. Tuy nhiên ở giai đoạn này bạn nên cho ăn cháo loãng, có thể uống thêm nước luộc rau, nước quả, khi bệnh nhân có trung tiện trở lại có thể cho ăn đặc dần.
 

Sau mổ 8 tiếng có thể cho bệnh nhân ăn cháo loãng


Giai đoạn giữa

Cho bệnh nhân ăn tăng dần và giảm dần truyền tĩnh mạch. Khẩu phần ăn tăng dần lượng protein và năng lượng, thức ăn cũng cần được chế biến mềm và đặc dần. Bắt đầu từ 500 kcal và 30g protein, sau đó cứ 1-2 ngày tăng thêm 250-500Kcal cho đến khi đạt 2.000Kcal/ngày.

Cho người bệnh ăn làm nhiều bữa nhỏ (4 - 6 bữa) vì họ còn đang chán ăn, cùng với đó cũng cần động viên bệnh nhân ăn. Có thể dùng nước thịt ép khi bệnh nhân không dùng được sữa. Dùng các loại thức ăn có nhiều vitamin B, C, PP như nước cam, chanh…

Giai đoạn hồi phục
 

Thịt bò xào đậu Hà Lan là một món ăn nhiều dinh dưỡng cho bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật


Giai đoạn này vết mổ đã liền, bệnh nhân đã đỡ đau và vận động được nhẹ nhàng, do đó, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ năng lượng và protein để bồi bổ thể trọng và vết thương được mau lành. Protein có thể tới 120-150g/ngày và năng lượng có thể tới 2.500-3.000 kcal/ngày. Lượng dưỡng chất này phải được chia thành nhiều bữa trong ngày (5 - 6 bữa hoặc hơn). Thức ăn cần được chế biến mềm, dễ tiêu.

Tăng cường cho bệnh nhân ăn các món chứa nhiều  đạm như sữa, trứng, thịt, cá, sữa chua, phô mai,... các món chứa nhiều vitamin và khoáng chất như trái cây (cam, bưởi, chanh, dâu tây, kiwi...) rau xanh, đậu đỗ,  cà rốt, đu đủ, bí đỏ, khoai lang… để tránh táo bón, giúp nhanh lành vết mổ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Bên cạnh đó cũng nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để bù lại lượng nước đã mất và  giúp bài trừ hết độc tố của Thu*c men ra khỏi cơ thể.

Một số người quan niệm, sau mổ nếu ăn thịt chim, thịt gà thì vết mổ mưng mủ, ngứa, nhức; ăn hải sản, rau muống sẽ bị sẹo lồi; ăn thịt bò sẹo sẽ bị thâm; ăn trứng vết sẹo bị loang màu… Đây là quan điểm sai lầm. Cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào chứng minh rằng, các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, hải sản… là nguyên nhân gây sẹo lồi, ngứa, vết mổ thâm, loang màu,...

Tùy theo cơ địa của mỗi người mà quá trình liền sẹo sẽ khác nhau, tuy nhiên nếu kiêng khem quá mức sẽ làm cơ thể suy kiệt không đủ sức đề kháng để lành vết thương, hồi phục sức khỏe, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu.

Ngoài cung cấp chế độ dinh dưỡng phong phú, đủ chất thì việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như giữ cho vết thương luôn khô, sạch sẽ sẽ giúp quá trình hồi phục sức khỏe và sự lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn.

Dinh dưỡng trong thời kỳ hậu phẫu là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cần phải cho bệnh nhân ăn sớm, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn mềm dễ tiêu, bù đủ nước để giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ có những thông tin cần thiết để xây dựng chế độ ăn uống thích hợp cho mình.

Nguồn: alobacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d304d343330852b957a9ecd)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi năm nay 25 tuổi, mới kết hôn và sinh cháu đầu lòng được hơn 1 năm. Tôi muốn đi khám phụ khoa để kiểm tra xem sức khỏe của mình như thế nào. Tối thấy Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin ( số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) có giới thiệu gói khám khá đảm bảo và chất lượng nhưng chưa biết giá cả thế nào. Mong BS cho tôi biết, giá khám ở đây bao nhiêu? Gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Vân - Thanh Hóa)
  • Chào Mangyte, Tôi 42 tuổi, đang tính đi tầm soát ung thư phụ khoa nhưng ngại đến các BV phụ sản ở TPHCM. Nhờ Mangyte chỉ giúp ở Bình Dương thì tôi có thể đến BV nào để được khám trọn gói. Cảm ơn Mangyte. (Hồng Hạnh - honghanh18…@gmail.com)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến người phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY