Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Các loại Thuốc chữa đau thần kinh tọa thường được sử dụng

Acetaminophen, NSAID, opioid,... là những loại Thuốc chữa đau thần kinh tọa phổ biến. Tìm hiểu về đặc điểm của các loại Thuốc này trong bài viết sau!

cơn đau thần kinh tọa có thể được cải thiện bằng các biện pháp tự chăm sóc. trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định Thuốc chữa đau thần kinh tọa để khắc phục tình trạng này.

Những loại Thuốc trị đau thần kinh tọa được sử dụng phổ biến

Các loại Thuốc chữa đau thần kinh tọa được chỉ định phụ thuộc vào mức độ bệnh lý, tần suất của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. trước khi dùng Thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ các vấn đề này để được chỉ định loại Thuốc thích hợp.

Việc dùng Thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể chữa trị dứt điểm bệnh đau thần kinh tọa. bệnh nhân cần kết hợp việc dùng Thuốc với vật lý trị liệu, thay đổi lối sống hoặc can thiệp phẫu thuật để điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Dưới đây là những loại Thuốc chữa đau thần kinh tọa thường được sử dụng.

1. Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là lựa chọn ưu tiên trong điều trị các bệnh lý xương khớp nói chung và đau thần kinh tọa nói riêng. nhóm Thuốc này có tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt. so với những nhóm Thuốc khác, Thuốc giảm đau ít gây ra tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng.

Thuốc giảm đau được dùng phổ biến nhất là acetaminophen. loại Thuốc này được sử dụng cho cơn đau thần kinh tọa có mức độ nhẹ đến trung bình.

Người có tiền sử nghiện rượu, suy gan nặng nên thận trọng khi sử dụng Thuốc. acetaminophen có thể gây chóng mặt, buồn ngủ trong thời gian sử dụng. do đó bạn nên hạn chế lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian này.

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Trong trường hợp acetaminophen không đáp ứng được cơn đau do bệnh đau thần kinh tọa gây ra. bạn có thể sử dụng Thuốc chống viêm không steroid để cải thiện tình hình.

Nên bắt đầu với những NSAID không kê toa như Ibuprofen, Naproxen, Aspirin,…

NSAID không chỉ có tác dụng giảm đau thông thường mà còn có khả năng giảm viêm, sưng ở vị trí đau nhức. Mặc dù có tác dụng nhanh chóng nhưng NSAID lại gây ra nhiều tác dụng không mong muốn khi sử dụng.

Nsaid có khả năng kích thích lên dạ dày, gây tổn thương gan và tim,… bạn cần thông báo với bác sĩ các vấn đề sức khỏe để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng nhóm Thuốc này.

Nếu các loại nsaid không kê toa không đem lại hiệu quả như mong muốn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng những loại nsaid khác.

3. Thuốc giãn cơ

Co thắt cơ bắp xuất hiện do cơ bắp bị chèn ép bởi đốt sống hoặc các cơ quan xương khớp. Co thắt cơ đột ngột chính là nguyên nhân khiến cơn đau phát sinh. Ngoài ra tình trạng này xảy ra liên tục còn làm xuất hiện tình trạng cứng cơ, gây khó khăn cho người bệnh khi vận động và di chuyển.

Thuốc giãn cơ được sử dụng để làm giảm sự co thắt nhằm cải thiện cơn đau và tình trạng cứng cơ. nhóm Thuốc này được chia làm 2 loại chính:

Thuốc giãn cơ xương

Nhóm Thuốc này hoạt động bằng cách tạo ra tác dụng an thần nhằm ngăn chặn tín hiệu từ dây thần kinh truyền lên não. tuy nhiên loại Thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn nsaid hay acetaminophen.

Những loại Thuốc giãn cơ xương được dùng phổ biến như:

    Carisoprodol

Thuốc chống co thắt

Thuốc chống co thắt được sử dụng để ngăn chặn tình trạng co thắt đột ngột ở cơ bắp. các loại Thuốc chống co thắt phổ biến, bao gồm:

    Baclofen: Thuốc hoạt động bằng cách chặn tín hiệu thần kinh từ tủy sống khiến cơ bắp bị co thắt. Tác dụng phụ bạn có thể gặp phải: buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi và yếu cơ.
  • Dantrolene: Thuốc hoạt động bằng cách tác động trực tiếp lên cơ bắp để làm thư giãn cơ bắp bị co cứng.
  • Diazepam: Là một loại Thuốc an thần. Thuốc tạo ra một chất dẫn truyền thần kinh để làm giảm sự co thắt của cơ bắp.

Nếu bạn có vấn đề về gan, tâm thần, bạn nên báo với bác sĩ trước khi sử dụng Thuốc giãn cơ. trước khi chỉ định loại Thuốc này, bác sĩ thường khuyến khích bạn sử dụng Thuốc giảm đau hoặc nsaid để cải thiện triệu chứng.

4. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng cho bệnh nhân gặp vấn đề về thần kinh. tuy nhiên Thuốc cũng được chỉ định với các cơn đau do những bệnh lý khác gây ra.

Thuốc chống trầm cảm tạo ra chất dẫn truyền thần kinh giúp người bệnh giảm cảm giác đau đớn và mệt mỏi. các loại Thuốc trầm cảm phổ biến, bao gồm:

    Thuốc chống trầm cảm ba vòng (Amitriptyline)

Trong đó Thuốc chống trầm cảm ba vòng là loại Thuốc được sử dụng để điều trị cơn đau thần kinh tọa và các triệu chứng do những bệnh xương khớp gây ra.

Sử dụng Thuốc chống trầm cảm với nsaid làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày. bạn không nên kết hợp hai loại Thuốc này nếu chưa thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

5. Opioid (Thuốc giảm đau gây nghiện)

Opioid được sử dụng để giảm đau và gây mê. Thuốc hoạt động bằng cách tác động lên các thụ thể opioid – được tìm thấy trong hệ thần kinh trung ương, ngoại biên và cơ quan tiêu hóa.

Opioid được bào chế bằng Thuốc phi*n tự nhiên và các thành phần gây nghiện tổng hợp. do đó Thuốc chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết, đồng thời cần tuân thủ theo đúng liều lượng và tần suất được bác sĩ chỉ định.

Các loại Thuốc Opioid được dùng phổ biến:

    Pethidin

Thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như ngứa, buồn nôn, buồn ngủ, hưng phấn và táo bón. sử dụng Thuốc quá liều hoặc kết hợp với những loại Thuốc giảm đau khác có thể gây suy hô hấp và Tu vong.

Một số loại Thuốc chữa đau thần kinh tọa không được đề cập trong bài viết. chúng tôi khuyến khích bệnh nhân nên đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/thuoc-chua-dau-than-kinh-toa)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY