Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Các nguy hại của Thuốc lá tới sức khỏe

Hút Thuốc lá gây nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe.

Tăng nguy cơ bệnh tật

Tổn thương phổi

Hút Thuốc lá ảnh hưởng đến phổi vì khi hít vào không chỉ có nicotine mà còn kéo theo nhiều loại hóa chất độc hại khác. Thuốc lá chịu trách nhiệm cho sự gia tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi. Nguy cơ này cao gấp 25 lần đối với nam và 25,7 lần đối với nữ. CDC cho biết, khoảng 9/10 ca Tu vong do ung thư phổi có liên quan đến hút Thuốc.

Hút cũng có nguy cơ phát triển và Tu vong cao hơn do rối loạn phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, hút Thuốc gây ra 80% trường hợp Tu vong do COPD.

Thuốc lá cũng có liên quan đến phát triển khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính, đồng thời có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng cơn hen.

Hút Thuốc lá gây nhiều nguy cơ bệnh tật.

Bệnh tim

Hút có thể làm hỏng tim, mạch máu và tế bào máu. Các hóa chất trong có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch (sự tích tụ của các mảng bám trong mạch máu), làm hạn chế lưu lượng máu và có thể dẫn đến tắc nghẽn nguy hiểm.

Hút Thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD), xảy ra khi các động mạch đến cánh tay và chân bắt đầu thu hẹp, hạn chế lưu lượng máu. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa hút Thuốc và phát triển PAD.Ngay cả những người từng hút Thuốc cũng phải đối mặt với nguy cơ cao hơn những người không bao giờ hút Thuốc. Khi bị PAD, người bệnh sẽ tăng nguy cơ gặp phải các cục máu đông, đau thắt ngực, đột quỵ, đau tim...

Vấn đề sinh sản

Hút có thể làm cho việc mang thai khó khăn hơn. Điều này có thể là do và các hóa chất khác trong ảnh hưởng đến hormon.

Ở nam giới, hút còn làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng cương dương, ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng và do đó làm giảm khả năng sinh sản.

Nguy cơ biến chứng thai kỳ

Theo CDC, hút Thuốc có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và thai nhi đang phát triển theo nhiều cách, bao gồm: Làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, giảm cân khi sinh, tăng nguy cơ sinh non, gây tổn hại phổi, não và hệ thần kinh trung ương của thai nhi, làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, góp phần gây ra các bất thường bẩm sinh như sứt môi hoặc hở hàm ếch...

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2

Báo cáo của CDC cũng cho rằng, những người hút Thuốc thường xuyên có nguy cơ cao hơn 30-40% phát triển bệnh tiểu đường typ 2 so với những người không hút Thuốc.Hút Thuốc cũng có thể gây khó khăn hơn cho những người mắc bệnh tiểu đường trong việc kiểm soát tình trạng của họ.

Làm suy yếu hệ thống miễn dịch

Hút có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch khiến họ dễ bị bệnh hơn. Nó cũng có thể gây thêm viêm trong cơ thể.

Ảnh hưởng đến thị lực

Hút có thể gây ra các vấn đề về mắt, bao gồm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Các vấn đề về thị lực khác liên quan đến hút Thuốc bao gồm: khô mắt, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc tiểu đường...

Nguy cơ mắc bệnh răng miệng

Những người hút Thuốc tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh nướu răng. Nguy cơ này tăng theo số lượng mà một người hút vào. Các triệu chứng của bệnh nướu răng bao gồm: nướu bị sưng và đau, chảy máu khi đánh răng, răng lung lay, răng nhạy cảm...

Hút có thể ảnh hưởng đến vị giác, hạn chế khả năng nếm và ngửi mọi thứ đúng cách. Nó cũng có thể làm nhuộm màu răng (vàng hoặc nâu).

Ảnh hướng tới da và tóc

Hút có thể ảnh hưởng đến da và tóc của một người. Một người hút Thuốc có thể trải nghiệm tuổi già với làm da nhăn nheo hơn. Những người hút Thuốc cũng có nguy cơ cao của bệnh ung thư da.

Ngoài ra, hút Thuốc có thể khiến tóc và da có mùi Thuốc lá. Nó cũng có thể góp phần vào tình trạng rụng tóc và hói đầu.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư khác

Ngoài các liên kết được ghi nhận rõ ràng với bệnh ung thư phổi, hút cũng có thể góp phần vào các dạng ung thư khác. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, hút gây ra 20-30% bệnh ung thư tuyến tụy.

Những người hút Thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp 3 lần so với những người không hút Thuốc. Hút cũng có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày của một người. Ngoài ra, còn làm tăng nguy cơ ung thư miệng, thanh quản, thực quản, vòm họng...

Những ảnh hưởng xấu của việc hút Thuốc lá không chỉ giới hạn ở những người hút Thuốc mà còn ảnh hưởng đáng kể đến đối với các thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp xung quanh (hút Thuốc thụ động).

Ảnh hưởng của việc tiếp xúc với khói bao gồm: Làm tăng nguy cơ cảm lạnh và nhiễm trùng tai, làm cho bệnh hen suyễn nặng hơn, tăng huyết áp, làm tổn thương trái tim, giảm mức độ lipoprotein mật độ cao hay cholesterol “tốt”...

Xuân Thủy

((Theo MNT, 2019))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cac-nguy-hai-cua-thuoc-la-toi-suc-khoe-n161792.html)
Từ khóa: thuốc lá

Chủ đề liên quan:

sức khỏe thuốc lá

Tin cùng nội dung

  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY