Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Các phương pháp điều trị mụn cóc

Việc đi chân không ở những nơi ẩm ướt như ngoài đồng ruộng, sân vườn, ở các phòng tắm công cộng, hồ bơi... sẽ làm tăng nguy cơ mọc mụn cóc ở bàn chân.
Khi còn bé, chắc bạn từng nghe nói “nếu sờ hay đụng phải da cóc thì sẽ bị mụn cóc”! Thật ra, mụn cóc là những khối u tăng sản lành tính của lớp thượng bì, gây ra bởi virut HPV (Human Papilloma Virus) xâm nhập da qua những vết trầy xước bên ngoài. Việc đi chân không ở những nơi ẩm ướt như ngoài đồng ruộng, sân vườn, ở các phòng tắm công cộng, hồ bơi... sẽ làm tăng nguy cơ mọc mụn cóc ở bàn chân.

Mọn cóc lây lan như thế nào?

Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh như sờ, cọ sát, cầm nắm... Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan qua việc sử dụng chung vật dụng như khăn lau, giày dép, quần áo với người có mụn cóc. Thường phải 2 - 3 tháng sau tiếp xúc với mụn cóc thì mới biết có bị lây lan hay không.

Tự lây nhiễm (nhảy) trên cơ thể người bệnh: từ vài mụn cóc lớn ban đầu, còn được gọi là “mụn cóc mẹ”, chúng lây lan sang vùng da lành lân cận hay những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp (như cào, gãi, cầm nắm) và tạo thêm nhiều “mụn cóc con” nhỏ li ti. Những mụn con này sẽ phát triển rồi tiếp tục lây lan theo cấp số nhân.

Các phương pháp điều trị

Vì mụn cóc do virut gây ra nên trong quá trình diễn tiến có khi bệnh tự khỏi, không để lại dấu vết gì trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên trường hợp này cũng ít xảy ra, chủ yếu là gặp ở trẻ em. Càng để lâu, mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó cần được điều trị càng sớm càng tốt. Có nhiều phương pháp “chữa mẹo” mụn cóc trong dân gian nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào đáng tin cậy hoàn toàn vì nhiều người đã áp dụng thử nhưng không thấy có kết quả.

Tự chăm sóc tại nhà: Chọn giày dép thích hợp, vừa vặn, không quá chật hay quá rộng. Giữ chân luôn khô ráo và thay vớ (tất) thường xuyên. Dùng các miếng đế lót, đệm lót (trong giày - dép) ở vị trí có mụn cóc để giảm đau hay bớt khó chịu. Ngoài ra, có thể dùng đá bọt nhám chà lên bề mặt mụn khi tắm để giảm bớt kích thước và độ sần của mụn cóc.

Chấm acid: Các mụn cóc có khích thước nhỏ, dưới 0,5cm có thể dùng dung dịch acid salicylic và lactic (duofilm, collomack). Thu*c sẽ tiêu hủy, làm bong tróc các tế bào sừng cùng với virut ở mụn cóc. Tuy nhiên, phải mất nhiều tuần mới có thể làm mụn cóc biến mất hoàn toàn. Bệnh nhân có thể tự sử dụng những chế phẩm này tại nhà, cần rửa sạch sang thương bằng xà phòng trước khi chấm Thu*c để đạt hiệu quả cao.

Cọ sát nhẹ bề mặt mụn cóc bằng tay hay đá mài, que dũa móng tay... để loại bỏ lớp tế bào ch*t do lần thoa Thu*c ngày hôm trước; thoa Thu*c lên bề mặt hay ngay cuống của mụn cóc. Thu*c sẽ khô nhanh chóng và để lại lớp Thu*c màu trắng. Tránh làm Thu*c bôi dính ra vùng da lành xung quanh... Thoa Thu*c mỗi ngày 1 lần sau khi tắm, đậy kín nắp chai Thu*c ngay sau khi thoa và để ở chỗ mát vì Thu*c dễ bay hơi. Chú ý không được tự sử dụng Thu*c loại này khi có các bệnh kèm theo như đái tháo đường, bệnh tim - mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, mụn cóc bị nhiễm khuẩn.

Chấm nitơ lỏng: Thường được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 - 2 tuần sẽ cho kết quả tốt, có người khỏi hoàn toàn. Thu*c sử dụng là khí nitrogen ở dạng hóa lỏng nên có nhiệt độ rất thấp (-1960). Phương pháp này ít để lại sẹo hay biến đổi sắc tố ở vị trí chấm nhưng thường gây khó chịu, có thể nổi bóng nước và đau đớn nhiều ngày sau khi chấm.

Đốt điện: Áp dụng cho các mụn cóc dưới 1cm hay ở vị trí khó tiểu phẫu (ví dụ: mụn cóc ở các kẽ ngón). Mụn cóc sẽ được lấy đi bằng dòng điện cao tần (đốt điện). Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, đơn giản, rẻ tiền và có thể khoét sâu lấy hết nhân mụn cóc. Nhược điểm là thời gian lành vết thương lâu hơn tiểu phẫu; vết thương hở dễ bị nhiễm khuẩn; chảy máu ở những vết thương to không được khâu cầm máu... và việc chăm sóc vết thương phải kỹ lưỡng hơn.

Tiểu phẫu (có gây tê tại chỗ): Áp dụng cho các mụn cóc to, có kích thước dưới 2cm và ở vị trí bằng phẳng (gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân...). Ưu điểm của tiểu phẫu là thời gian lành vết thương nhanh hơn đốt điện, chăm sóc vết thương sau mổ dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm khuẩn vì vết thương kín nhưng chi phí cao hơn, dễ bị tái phát do không lấy hết nhân mụn cóc được và có thể để lại sẹo.

Tiêm bleomycin tại chỗ hoặc tiêm interferon trong trường hợp mụn cóc to, khó điều trị.

Lưu ý

Không được làm vỡ hay rút dịch bóng nước trên bề mặt vết thương chấm nitơ lỏng. Nếu có các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và tiết dịch hay mủ, có mùi hôi, sốt cao hay ớn lạnh... thì vết thương đã bị nhiễm khuẩn, cần được điều trị kháng sinh.

Đôi khi mụn cóc tái phát nhanh do các mụn cóc mẹ đã gieo rắc virut và tạo các mụn con ở những vùng da xung quanh trước khi chúng được điều trị. Các mụn cóc con này có kích thước quá nhỏ nên không thể nhìn thấy được ngay khi vừa xuất hiện. Do đó, nên điều trị mụn cóc sớm ngay khi mới phát hiện để tránh hiện tượng tự lây nhiễm.

Bệnh nhân cần được hướng dẫn tự theo dõi hằng ngày trong 2 - 4 tuần tại những vị trí tổn thương cũ để phát hiện ngay bất kỳ biểu hiện tái phát nào. Điều trị lại (chấm acid, nitơ, đốt điện, tiểu phẫu...) càng nhanh càng tốt nhưng tổn thương “tái phát” trước khi virut kịp lây nhiễm thêm ra những vùng da xung quanh.

Trường hợp đặc biệt, có khi chỉ cần điều trị “mụn cóc mẹ”, vài tuần sau các “mụn cóc con” tự biến mất không cần phải can thiệp.

BS. Lê Đức Thọ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cac-phuong-phap-dieu-tri-mun-coc-21891.html)
Từ khóa: mụn cóc

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY