Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa thường được chỉ định để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh trước khi can thiệp phương pháp chữa trị

các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa thường được chỉ định để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh trước khi can thiệp những phương pháp chữa trị. dựa vào các tổn thương thực thể và tiền sử bệnh lý của từng trường hợp mà bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét, chỉ định chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán phân biệt, xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán dựa trên biến chứng của bệnh và chẩn đoán xác định.

Khái niệm bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm thể tạng. bệnh lý này là một dạng tổn thương da thể mãn tính, mang tính chất dai dẳng, kéo dài và thường xuyên tái phát. bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và thường liên quan đến yếu tố di truyền và yếu tố cơ địa. tổn thương xảy ra trên da đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu là triệu chứng điển hình của bệnh.

Bệnh viêm da cơ địa hình thành và phát triển thông qua 3 giai đoạn: đó là giai đoạn cấp tính, giai đoạn bán cấp và giai đoạn mãn tính. triệu chứng cơ năng và hình thái tổn thương của ba giai đoạn này thường có biểu hiện và những đặc điểm riêng biệt.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa

Hiện tại không có xét nghiệm đặc hiệu dành riêng cho việc chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa. chính vì thế, dựa trên mức độ tổn thương, triệu chứng của từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm sau:

1. Chẩn đoán lâm sàng dựa theo từng giai đoạn bệnh

Bệnh viêm da cơ địa chủ yếu hình thành tổn thương trên da. vì thế để xác định bệnh lý, mức độ tổn thương và giai đoạn phát triển, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành quan sát và xem xét kỹ biểu hiện lâm sàng.

Giai đoạn cấp tính

Ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa bùng phát một cách dữ dội, đột ngột, có xu hướng phát triển và lây lan nhanh chóng.

    Trong giai đoạn cấp tính, bệnh thường gây ra những vết ban trên da có màu đỏ hoặc màu hồng. Ranh giới giữa những vết ban đỏ và vùng da xung quanh không rõ ràng.

Giai đoạn bán cấp tính

Ở giai đoạn bán cấp tính, triệu chứng thường xảy ra với mức độ nhẹ, không có triệu chứng điển hình và rất khó để nhận biết.

    Da không có biểu hiện tiết dịch và phù nề

Giai đoạn mãn tính

Ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa thường phát triển chậm, ít gây sưng viêm. tuy nhiên người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy từ âm ỉ cho đến dữ dội. cơn ngứa sẽ nặng nề hơn vào ban đêm.

    Vùng da bị tổn thương có biểu hiện dày sừng, khô ráp và nứt nẻ dẫn đến đau rát

Ngoài những tổn thương xảy ra trên bề mặt da, bệnh viêm da cơ địa còn có thể xuất hiện đồng thời với một số bệnh lý, vấn đề liên quan đến cơ địa khác. cụ thể như bệnh hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, dày sừng nang lông, chứng vẽ nổi và bệnh vảy cá thông thường.

2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi tiến hành quan sát, thăm khám triệu chứng và tổn thương thực thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn bệnh viêm da cơ địa.

    Xét nghiệm định lượng IgE: Theo kết quả thống kê có hơn 80% trường hợp mắc bệnh viêm da cơ địa có cơ thể mang nồng độ IgE (kháng thể dị ứng) cao hơn người khỏe mạnh. Để xét nghiệm định lượng IgE, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành lấy máu. Sau đó mang mẫu máu đến phòng xét nghiệm để kiểm tra. Tuy nhiên, dựa trên tổng kết quả xét nghiệm, có đến 20% trường hợp mắc bệnh viêm da cơ địa có nồng độ IgE bình thường.
  • Test áp bì (Patch test): Test áp bì (Patch test) là một dạng xét nghiệm dị ứng được thực hiện và lấy kết quả bằng tấm dán. Xét nghiệm này thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để chẩn đoán cho các trường hợp bị hen suyễn và viêm da cơ địa. Khi thực hiện test áp bì, bác sĩ sẽ sẽ sử dụng cồn với liều lượng vừa đủ để sát khuẩn lưng. Sau đó áp vào lưng miếng dán mang các yếu tố nghi ngờ là dị nguyên. Test áp bì cho phép bác sĩ kiểm tra và xác định chính xác các yếu tố khiến bệnh bùng phát.
  • Xét nghiệm bạch cầu ái toan: Trong giai đoạn bùng phát của bệnh viêm da cơ địa, lượng bạch cầu ái toan trong cơ thể thường có xu hướng tăng lên. Chính vì thế bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cần bạn thực hiện xét nghiệm máu nhằm đo số lượng bạch cầu ái toan trong cơ thể. Đồng thời có thêm dữ liệu quan trọng trong quá trình chẩn đoán.
  • Xét nghiệm tìm dị nguyên huyết thanh: Thông thường hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạch và tạo ra IgE đặc hiệu nhằm đối kháng với các tác nhân khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Do đó để chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra và xác định chính xác sự có mặt của các IgE đặc hiệu.

3. Chẩn đoán xác định

Quá trình kiểm tra xác định bệnh viêm da cơ địa có bốn tiêu chuẩn chính và một vài tiêu chuẩn phụ. đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm da cơ địa thì cơ thể cần có ít nhất ba tiêu chuẩn phụ và ba tiêu chuẩn chính.

Bốn tiêu chuẩn chính

    Ngứa ngáy: Ngứa ngáy được xác định là biểu hiện điển hình của bệnh viêm da cơ địa. Cơn ngứa có thể xảy ra ở mức độ âm ỉ hoặc ngứa dữ đội không thể kiểm soát. Tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của cơn ngứa thường sẽ tăng lên vào ban đêm, khi có ma sát hoặc khi nhiệt độ cơ thể cao.
  • Tổn thương kéo dài và thường xuyên tái phát: Triệu chứng và những tổn thương trên da do viêm da cơ địa thường có xu hướng kéo dài và dai dẳng từ vài tuần đến vài tháng. Bên cạnh đó, tổn thương từ bệnh có đặc tính phát đi phát lại nhiều lần trong năm.
  • Vị trí, kích thước và hình thái thương tổn điển hình: Tổn thương điển hình từ bệnh viêm da cơ địa khi xảy ra trên cơ thể của trẻ em trên 12 tuổi và người lớn là da khô ráp, nứt nẻ, da dày và có dấu hiệu lichen hóa. Trong khi đó tổn thương da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khu trú ở vùng mặt, vùng duỗi, tổn thương có màu đỏ, hồng và không có ranh giới rõ ràng.
  • Tiền sử cá nhân hoặc tiền sử gia đình: Người bệnh có tiền sử cá nhân hoặc tiền sử gia đình liên quan đến các vấn đề, bệnh cơ địa như bệnh viêm da cơ địa, bệnh hen suyễn và bệnh viêm mũi dị ứng.

Một số tiêu chuẩn phụ

    Da khô

Quá trình chẩn đoán bệnh lý dựa trên các tiêu chuẩn chính và tiêu chuẩn phụ thường mất nhiều thời gian hơn so với việc sử dụng các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng. bởi hầu hết các trường hợp bệnh, những tiêu chuẩn phụ thường thiếu tính điển hình và thể hiện không rõ ràng. chính vì thế, hiện nay phương pháp chẩn đoán xác định bệnh viêm da cơ địa ít khi được thực hiện.

4. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh viêm da cơ địa có thể hình thành nên nhiều tổn thương da không điển hình. bên cạnh đó tổn thương có thể dễ nhầm lẫn với nhiều vấn đề và bệnh da liễu mãn tính khác. vì thế bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành chẩn đoán phân biệt với những vấn đề, bệnh lý sau đây:

Chẩn đoán phân biệt ở trẻ em

    Ghẻ chàm hóa: Ghẻ chàm hóa thể hiện cho những tổn thương trên da xảy ra do ghẻ bị gãi, cào hoặc chà xát mạnh trong một thời gian dài và có biểu hiện chàm hóa. Để xác định sự có mặt của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành sinh thiết mô da.
  • Viêm da tiếp xúc: Bệnh viêm da tiếp xúc thể hiện cho những tổn thương xảy ra trên da khi người bệnh tiếp xúc vật lý với nước hoa, Thu*c bôi, mỹ phẩm, mủ độc từ côn trùng, nhựa thực vật… Những tổn thương do bệnh viêm da tiếp xúc gây ra thường có màu hồng hoặc màu đỏ, xuất hiện đồng thời với triệu chứng đau rát, rộp da và ngứa ngáy.
  • Viêm da tiết bã nhờn / viêm da đầu: Viêm da tiết bã nhờn là một dạng viêm da xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh chủ yếu hình thành tổn thương da ở vùng mặt, vùng da đầu và vùng duỗi của các chi. Tổn thương da có màu đỏ, có vảy tiết màu nâu vàng, ít gây ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh.
  • Nấm da: Bệnh nấm da hay còn gọi là bệnh hắc lào thường hình thành nên những tổn thương có hình nhẵn, hơi đỏ, da khô và ngứa ngáy.
  • Hội chứng Wiskott – Aldrich: Hội chứng Wiskott-Aldrich là tình trạng suy giảm miễn dịch đặc hiệu tiên phát. Đặc trưng của hội chứng này là sự suy giảm chức năng của tế bào T. Những trẻ em mắc hội chứng Wiskott-Aldrich  thường có da bị tổn thương ở dạng chàm nặng.

Chẩn đoán phân biệt ở người lớn

    Vảy nến: Vảy nến là một dạng viêm da xảy ra phổ biến. Tình trạng khô da, bong tróc và có vảy trắng bạc như nến là đặc trưng của bệnh. Bệnh vảy nến có liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch.
  • Viêm da ánh nắng: Viêm da ánh nắng thể hiện cho tình trạng viêm da do bệnh nhân nhạy cảm hoặc tiếp xúc trực tiếp với quá nhiều với ánh nắng. Ngoài ra, những người tiếp xúc nhiều với các nguồn tia sáng khác cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng đỏ da, phù da, hình thành nhiều mụn nhỏ, tiết nước và thường xuất hiện ở môi.
  • Các bệnh lý khác: Phân biệt với bệnh viêm da đầu, viêm da tiếp xúc, nấm da và ghẻ chàm hóa ở người lớn tương tự như chẩn đoán phân biệt bệnh viêm da cơ địa của trẻ.

5. Chẩn đoán biến chứng bệnh

Viêm da cơ địa không phải là bệnh da liễu nghiêm trọng. tuy nhiên do mang tính chất dai dẳng và thường xuyên tái phát nên bệnh có khả năng phát triển theo chiều hướng xấu và gây ra nhiều biến chứng. do đó bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa thông qua các biến chứng sau:

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Do mang đặc tính dai dẳng, thường xuyên tái phát và gây ngứa ngáy dữ dội nên người bị viêm da cơ địa có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, lo lắng quá mức, mất tự tin.

Ngoài ra những tổn thương hình thành trên bề mặt da có thể bị thâm nhiễm theo thời gian. Ngoài ra tổn thương có thể bị lichen hóa, dày sừng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, các hoạt động sinh hoạt thường ngày và mất tự tin trong giao tiếp.

Đỏ da toàn thân

Ở một số trường hợp nghiêm trọng, tổn thương hình thành do bệnh viêm da cơ địa có thể phát triển mạnh và lây lan toàn thân. biến chứng này xảy ra phổ biến ở người có cơ địa cực kỳ nhạy cảm và trẻ nhỏ.

Chậm lớn ở trẻ bị viêm da cơ địa

Thực chất bệnh viêm da cơ địa là một bệnh hệ thống. bệnh có mối liên hệ mật thiết với cơ địa dễ bị dị ứng. ngoài những tổn thương xảy ra trên da, bệnh còn có thể gây ra một số bệnh lý, vấn đề về sức khỏe khác. điển hình như viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô và hen suyễn. chính vì thế những trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa thường có sức khỏe yếu và chấm lớn hơn so với trẻ bình thường.

Bệnh về mắt (viêm kết mạc dị ứng, đục thủy tinh thể)

Tổn thương do bệnh viêm da cơ địa khi xảy ra ở vùng mặt thường gây ra nhiều biến chứng về mắt. cụ thể như viêm kết mạc dị ứng, đục thủy tinh thể. cho đến hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được cơ thể tác động và kích thích giữa những bệnh lý này. tuy nhiên theo kết quả thống kê, có đến 15% trường hợp bị viêm da cơ địa mắc phải những bệnh lý nói trên.

Nguy cơ nhiễm khuẩn cao

Bệnh viêm da cơ địa xảy ra dai dẳng và thường xuyên tái phát có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng nhiễm khuẩn da. vi khuẩn và virus từ môi trường bên ngoài có thể nhanh chóng xâm nhập vào vết xước hoặc vết lở loét do gãi, cào, ma sát mạnh và gây bội nhiễm.

Sau khi bệnh nhân thực hiện các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc, xem xét những dữ liệu đã thu thập được. cuối cùng đưa ra chẩn đoán.

Bài viết đã tổng hợp thông tin về các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa được dùng phổ biến. tuy nhiên trong quá trình chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm khác tùy vào biểu hiện lâm sàng và tình trạng sức khỏe ở mỗi trường hợp cụ thể.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/xet-nghiem-chan-doan-viem-da-co-dia)

Tin cùng nội dung

  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY