Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ và cách xử trí

Trong những năm tháng đầu đời, do cấu trúc cơ quan tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ gặp các rối loạn tiêu hóa.

Đây là nguyên nhân trực tiếp cản trở quá trình tăng trưởng của trẻ, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện rất dễ khiến trẻ mắc phải các chứng khi thay đổi chế độ ăn đột ngột. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng với những trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa, khả năng hấp thụ và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể bị ảnh hưởng, trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy dinh dưỡng khi diễn tiến lâu dài. Những biểu hiện bệnh lý thường gặp ở trẻ em gồm:

Nôn trớ: Nôn trớ hay trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn sau khi nuốt xuống dạ dày bị đẩy trở ngược lên trên. Có đến 2/3 trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu đời. Biểu hiện của chứng nôn trớ cũng khá đa dạng. Nôn trớ đơn thuần: trẻ nôn, trớ dưới 3 lần trong một ngày, vẫn ăn ngoan, bú tốt và vui vẻ. Nôn trớ bệnh lý: thường đi kèm với một số biểu hiện như sốt, ho, tiêu chảy, vặn mình, khóc đêm, mồ hôi đầu lúc ngủ... Nguyên nhân do: Hệ chưa hoàn chỉnh. Sai lầm về cách cho trẻ ăn, cho bú và cách chăm sóc: cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn, bú mẹ không đúng tư thế, bú bình chưa đúng cách, quấn tã quá chặt... Thiếu các dưỡng chất như vitamin D, can xi hoặc magiê... Mắc bệnh đường ruột hoặc bệnh của đường hô hấp, của vùng tai - mũi - họng...

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Kém hấp thu: Là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng được cung cấp từ khẩu phần ăn hằng ngày. Biểu hiện của chứng kém hấp thu là đi ngoài phân lỏng có thể nhìn thấy các hạt mỡ trong phân, đau bụng, biếng ăn, da khô, tóc khô dễ gãy rụng, mệt mỏi, chậm tăng chiều cao, chậm tăng cân thậm chí giảm cân, thiếu máu... Các nguyên nhân dẫn đến kém hấp thu ở trẻ em là: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên thiếu các men tiêu hóa và lợi khuẩn đường ruột. Nhiễm khuẩn đường ruột tái phát nhiều lần. Sử dụng kháng sinh điều trị bệnh thường xuyên. Kém dung nạp đường lactose.

Đầy bụng khó tiêu: Là hiện tượng ứ hơi trong ruột gây căng trướng bụng. Biểu hiện: Trẻ bị khó tiêu - trướng bụng sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc hơn bình thường, bụng trướng, biếng bú, biếng ăn, ợ hơi, dễ nôn trớ và đánh rắm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng và chậm lớn. Nguyên nhân của chứng đầy bụng khó tiêu có thể lý giải là do: Hệ của trẻ chưa hoàn thiện về cấu trúc lẫn chức năng. Chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi (ăn dặm sớm, ăn cơm sớm,...). Động tác bú chưa đúng làm trẻ nuốt nhiều hơi. Loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh điều trị bệnh. Kém dung nạp đường lactose. Dị ứng đạm sữa bò...

Đi ngoài phân sống: Là biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột, do tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột. Đường ruột của người bình thường có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Với hệ khỏe mạnh thì tỷ lệ này được duy trì, đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng tốt, các quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại diễn ra bình thường. Ngược lại, khi tỷ lệ trên bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn có dịp sinh sôi, tạo ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp, như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.

Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy sẽ có 1 hoặc nhiều biểu hiện sau đây: Tiêu lỏng trên 3 lần mỗi ngày, phân có thể có đàm máu, mùi tanh hoặc chỉ có mùi chua và có bọt. Không sốt hoặc có sốt từ nhẹ (38oC) đến cao (trên 39oC). Buồn nôn và/hoặc nôn, ăn kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú. Mệt mỏi, quấy khóc, tiểu ít do mất nước và muối... Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ thường thấy là: nhiễm vi khuẩn, virut từ thức ăn cũ hoặc tay dơ, vật dụng dơ. Loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh. Kém dung nạp đường lactose, dị ứng thực phẩm. Bệnh ngoại khoa có liên quan đến đường (lồng ruột, viêm ruột thừa...). Khi tiêu chảy nhiều hay kéo dài trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới Tu vong nếu không được xử trí kịp thời.

Táo bón: Là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau và rất hay gặp ở trẻ nhỏ vì hệ chưa hoàn thiện, dễ gặp “trục trặc” khi tiếp nhận các thực phẩm khó tiêu hóa: thức ăn cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, hay các loại đạm nóng khó tiêu,... Thực tế cho thấy, khi bị táo bón trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn, lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển so với những trẻ cùng trang lứa.

Chế biến thức ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa, đảm bảo ăn chín, uống sôi. Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn một bữa lớn. Bổ sung trong bữa ăn hàng ngày những thực phẩm có lợi cho như sữa chua, các thực phẩm có nhiều chất xơ như các loại rau xanh, hoa quả.

Bổ sung đủ nước và điện giải khi bị tiêu chảy bằng oresol. Lưu ý pha đúng cách đúng tỷ lệ hướng dẫn sử dụng, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Khi trẻ ốm, phải dùng Thu*c, do các cơ quan trong cơ thể trẻ còn non nớt, nên trẻ dễ gặp tác dụng phụ của Thu*c trên tiêu hóa. Do vậy cần cho trẻ uống Thu*c theo đơn của bác sĩ và theo dõi các phản ứng phụ để ứng phó kịp thời. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung men vi sinh hỗ trợ hệ khi cần thiết. Nên bổ sung loại men chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn và có bổ sung kèm prebiotic (bản chất là thức ăn của lợi khuẩn giúp lợi khuẩn phát triển tốt trong hệ tiêu hóa).

BS. Lê Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cac-roi-loan-tieu-hoa-thuong-gap-o-tre-va-cach-xu-tri-n165184.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Sức khoẻ răng miệng không chỉ giới hạn ở răng. Bệnh đau và sưng tấy có thể phát triển trong và xung quanh miệng.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY