Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Các Thuốc làm long đờm, trị ho Dùng Thuốc nên biết

Là Thuốc làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp, bảo vệ niêm mạc chống lại các tác nhân kích thích và khi làm tan được những tác nhân đó sẽ giúp loại trừ chúng dễ dàng. Thuốc có 2 cơ chế tác dụng, một là kích thích các receptor để gây phản xạ phó giao cảm làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp, nhưng liều có tác dụng thường làm đau dạ dày và có thể gây nôn.
Thuốc làm tăng dịch tiết

Là Thuốc làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp, bảo vệ niêm mạc chống lại các tác nhân kích thích và khi làm tan được những tác nhân đó sẽ giúp loại trừ chúng dễ dàng. Thuốc có 2 cơ chế tác dụng, một là kích thích các receptor để gây phản xạ phó giao cảm làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp, nhưng liều có tác dụng thường làm đau dạ dày và có thể gây nôn. Một số Thuốc thường dùng là natri iodid và kali iodid... Cần lưu ý, khi dùng kéo dài các Thuốc này có thể gây tích lũy iod. Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người bị bướu giáp. Hai là, kích thích trực tiếp các tế bào xuất tiết, thường dùng các tinh dầu bay hơi như terpin, gaicol, eucallyptol. Những tinh dầu này còn có tác dụng sát khuẩn. Không dùng gaicol cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi.

Thuốc làm tiêu chất nhày

các Thuốc này có tác dụng làm lỏng các dịch tiết của niêm mạc khí - phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhày, dẫn đến giảm độ nhớt của chất nhày. Vì vậy, các “chất” nhày có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc sự khạc đờm. các Thuốc trong nhóm gồm có: acetylcystein, bromhexin... Tuy nhiên, các Thuốc làm tiêu chất nhày có thể làm phá vỡ hàng rào chất nhày bảo vệ ở dạ dày, phải thận trọng ở những người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng.

N- acetylcystein

Đây là Thuốc có tác dụng làm giảm độ quánh của đờm ở phổi, tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng phản xạ ho, dẫn lưu tư thế hoặc bằng phương pháp cơ học. Thuốc được dùng trong bệnh nhày nhớt, các bệnh lý hô hấp có đờm nhày quánh như trong viêm phế quản cấp hoặc mạn. Ngoài ra, còn dùng làm Thuốc giải độc khi dùng quá liều paracetamol. Không dùng ở người có tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản). Thuốc có thể gây: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhức đầu, phản ứng dị ứng. Không dùng đồng thời với các Thuốc chống ho hoặc các Thuốc làm giảm bài tiết dịch phế quản.

Bromhexin

Dùng điều trị những rối loạn hô hấp đi kèm với ho có đờm. Khi điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, bromhexin làm tăng sự xâm nhập của một số kháng sinh vào dịch bài tiết phế quản, tăng đáp ứng với kháng sinh. Cần thận trọng ở người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng, bệnh hen, suy gan hoặc suy thận nặng. Khi dùng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng không mong muốn do Thuốc như rối loạn tiêu hóa, tăng nhẹ enzym gan, chóng mặt, nhức đầu, phát ban ở da.

Chú ý, trong điều trị ho không được dùng Thuốc làm long đờm đồng thời (phối hợp) với Thuốc giảm ho, vì sự phối hợp này không hợp lý. Có rất ít bằng chứng cho thấy hiệu lực của chúng, trong khi người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ức chế phản xạ ho sẽ dẫn đến ứ đọng đờm).

DS. Hoàng Thu Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cac-thuoc-lam-long-dom-tri-ho-dung-thuoc-nen-biet-14457.html)

Chủ đề liên quan:

các thuốc làm long đờm trị ho

Tin cùng nội dung

  • Những bài Thu*c đơn giản nhờ những thực phẩm quen thuộc sẽ giúp bạn đẩy lùi những cơn ho dai dẳng kéo dài.
  • Ho là chứng bệnh đường hô hấp thường gặp trong thời tiết giao mùa. Theo Y học cổ truyền, chứng ho là do phế âm hư hoặc tỳ dương vận chuyển kém sinh đờm nhiều gây ho. Do vậy, nguyên tắc trị ho tận gốc là phối hợp các thảo dược có tác dụng bổ phế, hóa đàm
  • Hãy bỏ túi những loại trà thảo dược sau đây để làm bí kíp trị ho cho các thành viên trong gia đình bạn khi mùa đông tới.
  • Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài Thu*c dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.
  • Mách mẹ một số mẹo dân gian trị ho cho trẻ cực hiệu quả mà chẳng cần dùng đến kháng sinh.
  • Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY