Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Cách chọn nattokinase ngừa đột quỵ đúng chuẩn Nhật Bản

Người Nhật kỹ tính, yêu thích mặt hàng có nguồn gốc từ thiên nhiên, chỉ tin dùng các sản phẩm đóng dấu mộc JNKA trên bao bì, có hàm lượng hoạt chất nattokinase 2.000FU mỗi ngày…

Tại Nhật, người dân ưa chuộng các sản phẩm phòng đột quỵ chiết xuất từ natto (đỗ tương lên men). Đây là món ăn có lịch sử lâu đời, có nhiều nghiên cứu và khả năng phòng đột quỵ hiệu quả. Natto vốn là món ăn có truyền thống 1.200 năm ở Nhật. Năm 1980, Tiến sĩ Hiroyuki Sumi đã phát hiện món ăn này chứa enzym nattokinase, có công dụng góp phần làm tan sợi tơ máu (sợi fibrin gây ra cục máu đông) mạnh gấp 4 lần enzym plasmin nội sinh trong cơ thể. 6 năm sau, Tiến sĩ Hiroyuki còn công bố nghiên cứu chứng minh natto có hiệu quả phòng đột quỵ cao nhất, khi so sánh với 173 loại thực phẩm khác. Đến năm 1998, sản phẩm phòng đột quỵ đầu tiên chứa nattokinase đã được giới thiệu ra thị trường.

Chuyên gia Nhật Bản làm thí nghiệm nattokinase làm tan cục máu đông nhân tạo.

Các sản phẩm phòng đột quỵ chứa hiện nằm trong top 10 mặt hàng được khách du lịch Việt yêu thích nhất khi tới Nhật, do chuỗi trung tâm mua sắm BicCamera bình chọn. Ngày nay, nguyên liệu Nhật Bản cũng được Tập đoàn JBSL xuất khẩu sang Việt Nam cho đối tác DHG Pharma.

Để bảo vệ người bệnh khắp thế giới, Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) đã ra đời để cấp chứng nhận chất lượng cho các sản phẩm chứa nattokinase. Người bệnh chỉ nên tin dùng các sản phẩm được đóng dấu mộc 'JNKA' trên bao bì, đáp ứng 4 tiêu chí dưới đây.

1. Lên men natto bằng vi khuẩn Bacillus Subtilis

Cách đây nghìn năm, người Nhật làm natto bằng cách ủ hạt đậu tương luộc vào rơm rạ. Năm 1906, Tiến sĩ Sawamura đã tìm thấy trong rơm rạ chứa nhiều khuẩn Bacillus Subtilis giúp lên men đỗ tương. Từ đó, loài khuẩn này còn có tên gọi là "Bacillus Natto Sawamura".

Có nhiều loại khuẩn lên men được natto, song chỉ có Bacillus Subtilis mới được JNKA chấp nhận. Bởi chúng sản sinh ra enzym và được phép dùng cho dược phẩm từ năm 1968.

2. Hàm lượng nattokinase trên 2.000FU

Dựa trên chế độ ăn uống lâu đời của Nhật Bản, JNKA khuyến cáo nên bổ sung 50g natto mỗi ngày, tương đương với 2.000FU nattokinase. Một số nhà sản xuất sẽ chia nhỏ 2.000FU này thành 3 viên 670FU để uống rải trong ngày. Hàm lượng này đủ để phát huy tác dụng hỗ trợ phòng đột quỵ, có thể ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu.

3. Nattokinase dùng đơn vị đo lường FU

Hoạt tính phân giải protein của được đo bằng đơn vị sợi tơ máu (fibrin unit), viết tắt là FU. Nếu sản phẩm bạn định mua sử dụng đơn vị khác (ví dụ µg), hãy kiểm tra lại vì JNKA chỉ sử dụng duy nhất đơn vị này.

Với sản phẩm hỗ trợ phòng đột quỵ, người Nhật chỉ tin dùng các mặt hàng đóng dấu mộc 'JNKA' trên bao bì, có hàm lượng hoạt chất 2.000FU mỗi ngày.

4. Sản phẩm được chứng minh an toàn

Người Nhật coi các sản phẩm chứa giống như "bùa hộ mệnh" phòng ngừa cơn đột quỵ. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các nghiên cứu lâm sàng để chọn được sản phẩm thực sự an toàn.

Quá trình lên men natto có thể tạo ra vitamin K2 làm đông máu, purine chống chỉ định cho người bệnh Gút, isoflavone đậu nành ảnh hưởng đến nội tiết tố. Do đó, sản phẩm an toàn cần phải loại bỏ cả 3 thành phần trên ra ngoài.

Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản hiện quản lý 90% trên thế giới. Với khẩu hiệu "Chất lượng gắn liền với danh dự của quốc gia", mỗi năm, JNKA sẽ kiểm tra lại sản phẩm để tiếp tục cấp dấu, nếu không đạt 4 tiêu chí trên sẽ thu hồi. Người dùng cần quan sát kỹ dấu mộc JNKA, lựa chọn nơi bán uy tín, tránh mua hàng xách tay không rõ xuất xứ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cach-chon-nattokinase-ngua-dot-quy-dung-chuan-nhat-ban-n165794.html)

Tin cùng nội dung

  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rut VNNB
  • Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rút VNNB.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY