Dị ứng , Mề đay hôm nay

Cách chữa dị ứng khi ăn hải sản

Tất cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng. Nhưng các loài như tôm, cua, sò, mực là hay gây dị ứng hơn cả.
Dưới đây là những cách chữa dị ứng khi ăn hải sản trong trường hợp nhẹ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Mật ong

Nếu có biểu hiện mẩn ngứa, nóng râm ran sau khi ăn hải sản, bạn hãy uống 1 ly nước ấm pha mậtong. Đây được xem là cách thông dụng nhất để đối phó với dị ứng hải sản.

Cáchchữa dị ứng khi ăn hải sản

Mật ong nguyên chất hữu cơ cung cấp các khoáng chất như sắt, canxi, kali và magiê, đường dễ tiêuhóa và bao gồm rất nhiều chất dinh dưỡng phong phú khác, vì thế khi cơ thể bị suy giảm năng lượng,nó có thể tăng cường sức khỏe cho chúng ta.

Như một loại chất kháng khuẩn tự nhiên, mật ong có vai trò như Thu*c kháng sinh. Trong thực tế,các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mật ong có đặc tính khử trùng và tiêu diệt các vi khuẩn có hại,giảm bớt hiện tượng mẩn ngứa.

Nước chanh tươi

Sử dụng chanh rất hữu ích cho tất cả các loại dị ứng. Chanh là một trong những phương pháp chữatrị dị ứng tôm hiệu quả nhất. Khi bị phát ban, bạn hãy ngay lập tức uống một cốc nước ấm với nướccốt chanh tươi.

Axit ascorbic (hay sinh tố C, vitamin C) được tìm thấy trong chanh giúp thúc đẩy quá trình làmlành vết thương và là chất dinh dưỡng cần thiết trong việc duy trì các mô liên kết.

Vitamin C có tác dụng chống viêm, đây là dưỡng chất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe và hồiphục các tổn thương trên cơ thể. Một cốc nước chanh tươi sẽ có hiệu quả điều chỉnh tình trạng rốiloạn điện giải và hạ sốt tức thì.

Gừng

Khi bị dị ứng với hải sản, bạn cũng có thể dùng một tách trà gừng nóng. Gừng giúp giảm đỏ ngứatrên da. Hoặc cũng có thể đun hỗn hợp đậu xanh, gừng và lá tía tô lấy nước uống.

Nước ép rau quả

Các loại nước ép rau quả có tác dụng làm giảm sưng lưỡi, thanh lọc cơ thể, bổ sung dinh dưỡng vàsức đề kháng để chống lại dị ứng. Uống nước rau quả khi dị ứng với hải sản sẽ giúp tăng cường hệmiễn dịch của bạn.

Lưu ý: Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để dùng các loại Thu*c dị ứng vàđiều trị thích hợp. Đặc biệt, không được sử dụng bừa bãi các loại Thu*c chống dị ứng mà chưa có chỉđịnh của bác sĩ.

Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-chua-di-ung-khi-an-hai-san-n205966.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Trong số rất nhiều nguồn tài nguyên quý giá khác nhau, phải kể đến nguồn dược liệu rất đa dạng và phong phú từ biển, đảo nước ta.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY