Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách đơn giản làm nước Gừng - Mật Ong - Đường phèn tăng sức đề kháng

MangYTe – Nước Gừng - Đường phèn - Mật ong giúp giữ ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật.

Phòng chống bệnh lý đường hô hấp

Chị Nguyễn Thanh Huyền, Bếp trưởng Nhà hàng ăn chay Diệu Hoa (TP Hà Nội) cho biết, đợt mưa gió lạnh giá, nồm ẩm vừa qua chị liên tục làm món nước Gừng – Mật ong – Đường phèn đem vào cúng dường một số chùa, giúp các sư thầy và phật tử phòng chống bệnh lý đường hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản,...

Củ gừng vừa là gia vị, vừa là vị Thu*c tốt rẻ tiền trong nhà. Ảnh minh họa.

Theo Lương y Ngô Đức Phương (Viện trưởng Viện Thu*c Nam), trong Đông y củ Gừng vừa là gia vị, vừa là vị Thu*c tốt rẻ tiền trong nhà. Gừng giúp tăng cường miễn dịch, kháng virus, kháng nấm, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, ngừa cảm cúm, cảm lạnh, cải thiện lưu thông máu, làm sạch động mạch từ sự tích tụ mảng bám, ngăn ngừa đột quị, đau tim…

Gừng tươi vị cay, tính ấm, thơm hay dùng nấu những món ăn mát nhằm cân bằng âm dương (như nấu canh cải, luộc rau cải bắp, canh ngao…). Nhiều món ăn cho gừng vào để làm ấm cơ thể, chữa các chứng bệnh liên quan đến thời tiết lạnh (như nhiễm hàn, cảm cúm, ho do lạnh, đau nhức xương khớp, đau bụng, huyết áp thấp, chân tay lạnh, phụ nữ sau sinh…).

Còn Mật ong có tính kháng khuẩn, tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn, tăng cường thể lực... Trong mật ong có chứa glucose và fructose, được hấp thụ trực tiếp vào máu và không bị phá vỡ - giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.

Chị Thanh Huyền hướng dẫn cách làm nước Gừng – Mật ong – Đường phèn dùng phòng bệnh ngày nồm ẩm. Ảnh: T.H

Cách làm nước Gừng – Mật ong – Đường phèn

Nguyên liệu:

Gừng: 0,1 lạng.

Đường phèn: 1,5 lạng.

Mật ong: 1 chén con (có thể gia giảm tùy khẩu vị).

1 lít nước.

1 nhúm nhỏ muối hạt (muối có tính âm, có tác dụng cân bằng tính nóng của gừng, mật ong).

Cách làm:

Gừng rửa sạch vỏ, thái lát rồi xay nhuyễn (lưu ý chỉ rửa sạch vỏ, không cạo lớp vỏ vì tinh chất Gừng nằm trong vỏ).

Đổ vào nồi 1 lít nước, cho Gừng đã xay nhuyễn cùng Đường phèn, chút muối vào đun sôi khoảng 15 phút (tính từ lúc sôi). Khi bắc xuống thì cho chén mật ong vào nồi nước.

Để nguội thì cho vào bình thủy tinh để vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Nước Gừng - Đường phèn - Mật ong nấu xong để nguội rồi chắt vào các chai cho vào tủ lạnh dùng dần. Ảnh: T. H

Món nước Gừng - Đường phèn - Mật ong uống lạnh, hay uống nóng đều được, không sợ bị viêm họng như dùng nước đá. Nếu muốn uống nóng thì cho vào vi sóng làm nóng lên rồi uống.

Chị Thanh Huyền cho hay, nước Gừng - Đường phèn - Mật ong đưa vào nhà chùa dùng cho các tăng ni, phật tử chị thường làm nước cốt đặc để trữ vào tủ lạnh, khi dùng thì pha loãng ra cho nhiều người uống rất tiện lợi.

Ở nhà chị em có thể làm nước cốt, mỗi khi cảm lạnh thì lấy 2 thìa nước cốt pha cùng 150ml nóng uống giúp cơ thể cân bằng, tránh những loại virut cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể. 

- Nước Gừng - Đường phèn - Mật ong tốt sức khỏe, nên uống buổi sáng - nhất là người hay bị nhiễm lạnh, huyết áp thấp, tụt huyết áp thì uống nước này rất tốt. Buổi sáng khí trong dạ dày nhiều, uống nước Gừng - Đường phèn - Mật ong sẽ kiện tì ôn vị, kích thích dương khí.

- Người huyết áp cao, tiểu đường... muốn dùng thì nên pha loãng, uống nhạt hơn và uống buổi sáng để vận động nhiều sẽ giúp chuyển hóa được các chất.

- Nước Gừng - Đường phèn - Mật ong chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, bình thường nên uống 5 ngày, nghỉ 5 ngày. Nhưng khi trời nồm ẩm mưa rét thì uống 5 ngày nghỉ 3 ngày rồi hãy dùng tiếp. Khi trời nắng nóng nhiều người vẫn bị cảm lạnh (ở phòng điều hòa) thì vẫn nên dùng nước Gừng - Đường phèn - Mật ong.

Lưu ý:

- Chọn gừng tươi, nguyên vẹn để làm nước. Không dùng củ gừng bị giập, thối chế biến vì dễ có độc chất, không tốt cho cơ thể.

- Gừng giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế đừng gọt vỏ gừng trước khi chế biến mà mất đi tác dụng quý. Chỉ cần rửa sạch vỏ gừng là được.

- Phụ nữ có thai, người sốt cao, người có bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, người có bệnh cấp tính, mãn tính, rối loạn máu (như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ), người đang dùng Thu*c chữa bệnh… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngọc Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/cach-don-gian-lam-nuoc-gung-mat-ong-duong-phen-tang-suc-de-khang-20200220154639496.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Để phối hợp với tân dược trong giai đoạn điều trị, phòng bệnh và chống tái phát bệnh viêm phế quản mạn tính, một trong những phương cách độc đáo của Đông y đó là sử dụng mật ong phối hợp với một vài dược liệu đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm và rẻ tiền. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Mật ong là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo được xếp hạng vật phẩm quý giá để tiến cống triều đình ở các nước phương Đông. Các sĩ tử nên dùng mật ong trong những ngày ôn luyện thi bởi đây là sản phẩm rất tốt để bổ khí tăng lực.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY