Dấu hiệu cho thấy đường trong máu tăng cao nguy hiểm
Khi đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng nhiều cách khác nhau để làm giảm lượng đường trong máu. Một phần lớn lượng nước từ các tế bào được rút vào máu nhằm pha loãng nồng độ đường để đào thải qua đường tiểu. Phần lớn người bệnh không nhận ra tình trạng này, cho đến khi nồng độ Glucose trong máu tăng trên 11mmol/l (tương đương với 200mg/dl, với các biếu hiện:
Đường trong máu càng cao thì mức độ nguy hiểm mà người bệnh sẽ gặp phải càng lớn. Vì thế, nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đường huyết ở mức nguy hiểm sẽ giúp bạn ngăn chặn biến chứng cấp tính (nhiễm toan ceton, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu) và phòng tránh các biến chứng mạn tính trong tương lai gần.
Lượng đường huyết tăng cao khiến người tiểu đường thường xuyên cảm thấy mệt mỏiNếu bạn có thể kiên trì thực hiện đầy đủ 6 lời khuyên sau đây kết hợp với sử dụng Thu*c điều trị, bạn sẽ dễ dàng giảm được đường huyết và đưa về giới hạn bình thường cũng như duy trì chúng ổn định lâu dài.
Luyện tập thường xuyên không chỉ là chìa khóa giúp làm giảm kháng insulin tự nhiên, mà còn giúp cơ thể thiếu đốt bớt năng lượng dư thừa, tích cực sử dụng đường ở mô cơ và làm tăng quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.
Ăn kiêng quá mức không phải là cách tốt để giảm đường huyết. Người bệnh hoàn toàn có thể ăn theo nhu cầu, nhưng điều quan trọng nhất là ăn đúng giờ, đúng cách để không tăng đường huyết sau ăn và ổn định đường huyết trong ngày.
- Ăn đúng cách: Nên ăn một đĩa rau nhỏ trước khi ăn đến cơm hoặc ăn theo thứ tự: rau, nước canh, sau đó mới ăn cơm và thức ăn. Cách ăn này sẽ giúp làm chậm hấp thu đường và không làm tăng đường huyết sau ăn.
- Ăn đúng giờ: Nên ăn các bữa ăn vào các khung giờ cố định trong ngày để duy trì được ngưỡng đường huyết ổn định. Việc ăn trễ giờ sẽ khiến cơ thể phải chuyển năng lượng dự trữ ở gan thành năng lượng hoạt động nên làm gia tăng lượng Glucose trong máu và làm cho đường máu tăng cao nếu ăn ngay ở thời điểm đó.
Khi chọn rau xanh, nên lưu ý chọn các loại rau không chứa tinh bột, giàu chất xơ hòa tan như rau diếp, súp lơ, rau cải bó xôi, cải xoăn, tầm tơi, rau đay, nhọn khoai lang, măng tây…
Về trái cây, bạn cần để ý tới những loại quả ít đường và chứa nhiều chất xơ hòa tan, giàu các vitamin, chất chống oxy hóa để tránh tăng đường huyết, chẳng hạn như: trái cây có múi, các loại quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi)... Thời điểm nên ăn trái cây, tốt nhất sau bữa ăn chừng 2 giờ và có thể coi trái cây như là bữa ăn phụ để không làm ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết.
Mất ngủ hoặc ngủ quá ít hay stress (lo lắng căng thẳng, cáu giận, buồn phiền quá mức) đều ảnh hưởng tiêu cực tới lượng đường trong máu, do làm gia tăng lượng hormon tăng đường huyết. Vì vậy bạn nên giảm căng thẳng thông qua các bài tập thiền, yoga hoặc hít sâu thở chậm, ngủ đủ giấc 6 - 8h mỗi ngày có thể khiến việc kiểm soát đường máu tốt hơn.
Uống đủ nước sẽ giúp đào thải đường ra khỏi cơ thể nhanh hơn, nếu đường máu tăng cao có thể thêm 1 -2 thìa cà phê bột quế. Nên áp dụng cách này trong các trường hợp tập thể dục ra nhiều mồ hôi để tránh lượng đường trong máu bị cô đặc. Lượng nước tối thiểu cần uống ở người lớn từ 2 - 2.5 lít nước (kể cả lượng nước canh + nước trong đồ ăn). Với người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao hoặc suy thận, nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Các lương y xưa đã sử dụng các chiết suất từ thảo dược để chữa bệnh tiêu khát - tức là bệnh đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường. Ngày nay, dưới lăng kính của Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ cơ chế hạ đường huyết của các loại thảo dược xưa đối với bệnh tiểu đường. Không chỉ tăng cường chức năng tuyến tụy, nhiều thảo dược như Quế chi, Mướp đắng, lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá (thành phần chính là berberin)... còn có khả năng giảm đề kháng insulin. Kháng insulin không chỉ là nguyên nhân sinh bệnh tiểu đường tuýp 2 mà còn làm cho người bệnh khó giảm đường huyết về ngưỡng cho phép.
Với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, GLUTEX là một sản phẩm phù hợp để hỗ trợ giúp người tiểu đường tuýp 2, tiền tiểu đường hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch...
Chủ đề liên quan:
đường huyết đường máu đường trong máu giảm lượng giảm lượng đường giảm lượng đường trong máu lượng đường lượng đường trong máu lượng đường trong máu cao người tiểu đường ở người thảo dược tiểu đường tiểu đường tuýp 2