Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Cách làm gối đinh lăng cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà giúp con ngủ êm giấc, thấm hút mồ hôi đầu

Gối đinh lăng không những giúp cho trẻ ngủ sâu hơn mà còn có rất nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe của trẻ. Cha mẹ có thể học ngay cách làm gối đinh lăng cho trẻ sơ sinh rất đơn giản dưới đây để tự tặng cho con mình những món quà ý nghĩa.

Nội dung bài viết

Tác dụng của gối lá đinh lăng với trẻ sơ sinh

Hướng dẫn cách làm gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh

Gối đinh lăng có tốt cho trẻ không?

Một số lưu ý khi sử dụng gối đinh lăng cho trẻ

Để con yêu có những giấc ngủ sâu và ngon giấc, mẹ hoàn toàn có thể tự tay học cách làm gối đinh lăng cho trẻ sơ sinh một cách khá đơn giản và an toàn theo hướng dẫn dưới đây.

Tác dụng của gối lá đinh lăng với trẻ sơ sinh

Không giống như những loại gối thông thường được làm từ bông gòn chỉ với tác dụng kê đầu cho bé, gối lá đinh lăng được làm 100% từ thảo mộc, cụ thể ở đây là lá đinh lăng rất an toàn và có nhiều tác dụng với sức khỏe của trẻ nhỏ

- Gối đinh lăng cho bé ngủ ngon: Lá đinh lăng chứa nhiều các vitamin nhóm B và 13 loại axit amin giúp trẻ an thần, ổn định hoạt động các tế bào thần kinh. Từ đó trẻ sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ, không bị giật mình và ngủ sâu hơn. Đặc biệt đối với những trẻ hay quấy khóc, giật mình vào ban đêm thì sử dụng gối đinh lăng là một phương pháp tuyệt vời để khắc phục hoàn toàn tình trạng này.

- Gối đinh lăng giúp kiểm soát sự ra mồ hôi trộm ở trẻ: Theo Đông y, lá đinh lăng có tác dụng bổ huyết, điều hòa thân nhiệt. Vì vậy ở những trẻ hay ra mồ hôi trộm khi sử dụng gối lá đinh lăng sẽ giúp tình trạng này giảm đi đáng kể.

Việc ra mồ hôi trộm quá nhiều có thể khiến bé bị cảm lạnh vào ban đêm nếu mẹ không canh để lau mồ hôi kịp thời cho bé. Vì vậy để tránh trường hợp trẻ không may bị viêm phế quản, viêm phổi, cảm... do ra mồ hôi trộm mẹ nên tự học cách làm gối đinh lăng cho trẻ sơ sinh. Những chiếc lá đinh lăng sẽ có tác dụng như những chất hút ẩm giúp cho da trẻ luôn giữ được khô ráo, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái dễ chịu khi ngủ cho bé yếu ngủ sâu hơn, không bị đánh thức bởi những đợt mồ hôi ướt đẫm ban đêm.

- Gối lá đinh lăng giúp giảm mùi hôi khó chịu cho trẻ: Ở trẻ nhỏ, quá trình trao đổi chất khá mạnh nên sau khi ngủ dậy, cơ thể bé sẽ có nhiều mùi hôi khó chịu. Lá đinh lăng sẽ giúp giảm tối đa tình trạng này và lưu trên cơ thể bé mùi thương thảo mộc thơm mát suốt ngày dài.

Hướng dẫn cách làm gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh

Trên thị trường có bán sẵn rất nhiều loại gối đinh lăng. Tuy nhiên nếu mẹ muốn an toàn thì hoàn toàn có thể tự tay học cách làm gối đinh lăng cho trẻ tại nhà theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

- Lá đinh lăng tươi: Nên chọn loại lá đinh lăng nhỏ, có tuổi thọ từ 5 năm trở lên là tốt nhất để gối làm ra có hương thơm và chất lượng tốt. Chỉ lấy phần lá và bỏ đi phần gân lá, cành lá.

- Bông gòn: Chọn loại polyester hoặc gòn tự nhiên. Nên chọn loại có chất lượng tốt nhập khẩu không gây nóng và đã được qua xử lý để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

- Vỏ gối: Chọn loại vải cotton để thấm mồ môi tốt, không gây bí và có độ mềm mại phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Bạn có thể mua vải về tự may vỏ gối, cách may cũng khá đơn giản.

- Kim, chỉ, kéo...

Bước 2: Sơ chế lá đinh lăng

Chọn những chiếc lá đinh lăng bánh tẻ, loại bỏ những loại lá héo, lá sâu, dập, lá chứa trứng côn trùng... Đem rửa sạch và để ráo. Nên rửa nhẹ nhàng tránh lá bị dập khiến cho lá bị thối sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Rải rá đinh lăng ra lia sạch phơi trong bóng râm, thoáng mát. Tuyệt đối không phơi ở trời nắng gắt, nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ làm lá không giữ được hương thơm vốn có. Cứ sau 2-3 tiếng, bạn đảo lá đều các mặt để cho lá khô đều, tránh trường hợp lá khô lá tươi dễ gây thối hỏng lá.

Quá trình phơi lá trong bóng râm kéo dài thùy theo thời tiết và khí hậu từng vùng. Nên phơi cho lá khô vừa tới. Không được phơi qua loa, phơi ẩu sẽ khiến lá chưa khô hẳn, dễ bị ẩm mốc và gây mùi khó chịu, có hại cho sức khỏe của bé khi sử dụng. Ngược lại, bạn cũng không nên phơi giòn quá sẽ khiến hương thơm của lá mất đi nhiều và lá cũng rất dễ bị vỡ vụn.

Bước 3: Sấy khô lá đinh lăng và hạ thổ

Sau công đoạn phơi khô lá, bạn rải lá đinh lăng đều lên khay sấy và đưa vào lò sấy để sấy. Chú ý về nhiệt độ và thời gian sấy, đảm bảo lá khô vừa tầm mà vẫn có độ dẻo nhất định. Nếu sấy khô quá lá sẽ vỡ vụn, khi trẻ gối đầu sẽ gây khó chịu cho trẻ.

Nhiệt độ lý tưởng để sấy lá đinh lăng là 50-60 độ C và sấy trong khoảng 10-15 phút là được.

Nếu bạn không có lò sấy thì có thể sao vàng lá đinh lăng cũng được. Sau đó hạ thổ để lá đinh lăng hút được độ ẩm cần thiết cũng như tinh túy của trời đất. Lưu ý, hạ thổ có nghĩa là đặt xuống đất, không cần vùi xuống đất và để khoảng 15 phút là được.

Bước 4: Nhồi lá đinh lăng

đinh lăng sau khi sấy và hạ thổ xong, bạn để nguội rồi nhồi vào vỏ gối cùng với bông gòn đã chuẩn bị từ trước. Nên trộn bông gòn với lá đinh lăng theo tỉ lệ 1:1 sẽ đảm bảo được chiếc gối tạo ra có độ thơm vừa phải. Nhiều mẹ cứ nghĩ lá đinh lăng nhiều tốt cho bé nên trộn lá đinh lăng nhiều hơn cho bé, điều này sẽ khiến cho gối lá đinh lăng có mùi nồng như Thu*c bắc, gây khó chịu cho bé.

Lưu ý khi dùng vỏ gối cho bé nên căn cứ theo từng độ tuổi. Nếu trẻ từ 0-24 tháng nên sử dụng gối size 25cm x 35cm. Còn trẻ trên 24 tháng nên sử dụng gối có kích thước 30cm x 40cm. Chiều cao hợp lý của gối được tính bằng chiều cao của vai bé khi nằm nghiêng.

Mẹ có thể tự tay may cho con những chiếc ruột gối và vỏ gối có hình bông, thú, hoa quả dễ thương để gây kích thích cho bé rồi lồng ruột gối vào là hoàn tất cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ tại nhà một cách khá đơn giản.

Gối đinh lăng có tốt cho trẻ không?

Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp mẹ cho bé sử dụng gối đinh lăng gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ nên nhiều mẹ băn khoăn lo lắng không biết có nên dùng gối đinh lăng cho con mình hay không. Thực chất, đó là do mẹ đã bất cẩn trong việc chọn gối cho con mình, mua phải hàng kém chất lượng hoặc trong quá trình làm bị sai sót, quá trình sử dụng không vệ sinh khiến lá bị ẩm mốc phát sinh vi khuẩn gây bệnh ngược lại cho bé. Nếu mẹ làm đúng phương pháp và sử dụng đúng cách thì gối đinh lăng không hề gây hại cho trẻ mà còn đem lại nhiều tác dụng cho bé trong giấc ngủ như đã nói ở trên.

Một số lưu ý khi sử dụng gối đinh lăng cho trẻ

Để đảm bảo an toàn và giúp cho bé có giấc ngủ sâu hơn, trong quá trình sử dụng gối đinh lăng cho trẻ, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

- Thường xuyên vệ sinh gối đinh lăng cho bé bằng cách giặt vỏ gối và ruột gối, tránh ẩm mốc và cũng tránh cho lá đinh lăng không bị xẹp và mất mùi.

- Thông thường, thời gian sử dụng của gối lá đinh lăng là 8 tháng đến 12 tháng kể từ ngày sử dụng. Mẹ nên thay gối cho bé để đảm bảo sức khỏe.

- Khi phơi ruột gối nên phơi trong bóng râm, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để đảm bảo gối không bị hư do tác dụng của nhiệt độ quá cao.

- Tùy theo độ tuổi của trẻ mà lựa chọn size cho phù hợp. Không nên chọn gối cao quá so với độ tuổi của trẻ.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách làm gối đinh lăng cho trẻ sơ sinh. Hi vọng, qua bài viết này, mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu và tự tay làm những chiếc gối bé bé xinh xinh giúp con yêu có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn.

Theo Hà Phong/ Phụ nữ Sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/cach-lam-goi-dinh-lang-cho-tre-so-sinh-don-gian-tai-nha-giup-con-ngu-em-giac-tham-hut-mo-hoi-dau-c21a335297.html

Theo Phụ nữ Sức khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/cach-lam-goi-dinh-lang-cho-tre-so-sinh-don-gian-tai-nha-giup-con-ngu-em-giac-tham-hut-mo-hoi-dau-c21a335297.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/cach-lam-goi-dinh-lang-cho-tre-so-sinh-don-gian-tai-nha-giup-con-ngu-em-giac-tham-hut-mo-hoi-dau-354167)

Tin cùng nội dung

  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Y học cổ truyền xếp chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thuộc phạm vi chứng “tự hãn”, “đạo hãn” nghĩa là mồ hôi tự ra ngay cả trong trạng thái bình thường, kể cả khi đang ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ khí không bền, tân dịch bài tiết ra ngoài, trường hợp mồ hôi ra nhiều làm cơ thể ớn lạnh, mỏi mệt.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY