Dinh dưỡng hôm nay

Cách làm sữa đậu nành tại nhà đơn giản chỉ mất vài tiếng mỗi ngày

Sữa đậu nành là loại sữa được yêu thích hơn cả bởi hương vị thơm ngon và béo ngậy có nguồn gốc từ thực vật. Vì thế nhiều người thường tìm cách làm sữa đậu nành tại nhà để bảo toàn giá trị dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh nhất có thể.

Cách làm sữa đậu nành tại nhà là mối quan tâm của nhiều chị em phụ nữ. đây là một loại thực phẩm dinh dưỡng, dễ uống và vô cùng giá trị cho sức khỏe cả gia đình. chính nhờ giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành, chị em phụ nữ luôn muốn tự làm để đảm bảo vệ sinh hơn. với nhiều thiết bị hỗ trợ ngày càng hiện đại, việc làm sữa đậu nành không hề khó khăn như xưa. chỉ cần rảnh rỗi một vài giờ trong ngày, bạn đã có thể tự làm món sữa đậu nành thơm ngon và dinh dưỡng.

Uống sữa đậu nành có tốt không?

Sữa đậu nành là một thực phẩm rất giàu axit  béo phytoestrogen, omega-6 và omega-3 cũng như những chất dinh dưỡng rất quan trọng cho cơ thể như vitamin d, vitamin b, magie... theo khuyến nghị của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm mỹ, mỗi người nên bổ sung 25g đạm đậu nành mỗi ngày để giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch. 

Bên cạnh đó, sữa đậu nành có nhiều chất chống oxy hóa có thể bảo vệ các mạch máu khỏi nguy cơ bị tổn thương và ngăn ngừa loãng xương nhờ tăng khả năng hấp thụ canxi. sữa đậu nành có thể sử dụng để giảm cân nhờ có nhiều axit béo không bão hòa dạng đơn có thể ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo. 

Trong đậu nành có mức độ cao các hooc môn nam testosterone có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới rất tốt. ngoài ra, những dưỡng chất trong đậu nành như vitamin d, vitamin b và magie có thể làm giảm những vấn đề về tâm thần như trầm cảm.

Nguyên liệu làm sữa đậu nành 

Đậu nành: 1 kg

Đường kính: 300 gr

Lá dứa, mè trắng, đậu phộng

Nước lọc

Một số dụng cụ hỗ trợ: máy xay sinh tố, túi lọc, nồi, cốc, thau...

Lưu ý khi chọn đậu nành nên chọn đậu nành chất lượng có đóng gói, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng.

Cách làm sữa đậu nành tại nhà

Sơ chế đậu nành

Trước tiên cần sơ chế đậu nành, loại bỏ rác bụi và hạt sâu trước khi đem ngâm. Sau đó, bạn cho đậu vào nồi và dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước sạch để ngâm. Để trong khoảng 8 - 10 tiếng và loại bỏ những hạt nổi lên trên mặt nước. 

Sau khi đậu đã mềm thì đổ ra rổ và loại bỏ hạt không chất lượng một lần nữa sau đó rửa lại bằng nước sạch vài lần. Vo cho thật sạch đến khi nước trong sau đó vớt ra để ráo. Lưu ý là không nên ngâm quá lâu vì đậu có thể bị chua. 

Xay đậu nành thành nước cốt

Sau khi xử lý hạt đậu nành, bạn dùng máy xay sinh tố cùng vừng, lạc và nước để xay đậu nành. bạn đổ nước vào máy cao hơn mặt đậu khoảng 0,5 - 1cm, sau đó vừa xay vừa cho nước vào từ từ theo tỉ lệ cứ 4 muỗng cạnh đầu thì 350 ml nước. xay đến khi hỗn hợp thật nhuyễn mịn, ít nhất trong vòng 2 phút và cứ 30 giây dừng lại nghỉ một lần để đậu nành mịn không bị bọt.

Vắt lấy sữa đậu nành

Bạn dùng một hỗn hợp vừa xay ra vào túi vải để lọc hoặc có thể sử dụng máy lọc chuyên dụng nếu có. Vắt kỹ để lấy phần sữa đậu. Bạn lưu ý nên chọn túi lọc là miếng vải lọc có lỗ và lọc tốt. Nếu muốn sữa được mịn hơn thì nên lọc đi lọc lại vài lần để loại bỏ hết phần cặn sau đó cho vào nồi để đun. 

Nấu sữa đậu nành

Cho sữa vào nồi và tiếp tục cho thêm khoảng 350 - 500ml nước lọc vào. Lượng nước lọc là tùy ý, nếu muốn đặc thì bớt nước lại. Cho hỗn hợp nước và sữa vào nồi rồi đun lên với lửa to đến khi gần sôi thì bỏ lửa. Trong quá trình đun, nhớ vớt phần bọt nổi trên mặt và khuấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi hoặc tránh váng đậu trên mặt sữa. 

Sữa đậu nành nấu xong nên thường xuyên khuấy trong khoảng 15 20 phút đầu tiên để trash váng đậu trên bề mặt. bạn có thể thêm đường cát vào lúc sữa còn nóng để vị không quá gắt.

Thường thức và bảo quản sữa đậu nành

Sữa đậu nành uống nóng và lạnh đều ngon. nếu uống lạnh thì hãy để nguội rồi mới thêm đá viên vào để uống. khi sữa nguôi, bạn có thể bảo quản trong chai, lọ sạch, đậy nắp và cho vào ngăn mát ở nhiệt độ 2 - 5 độ c để uống dần. lưu ý là dù bảo quản trong tủ lạnh thì cũng chỉ nên dùng hết trong 2 - 3 ngày. 

Lưu ý khi tự làm sữa đậu nành tại nhà

Phía trên là hướng dẫn làm sữa đậu nành tại nhà đơn giản mà mỗi người đều có thể làm nếu có vài tiếng rảnh rỗi trong ngày. chỉ cần có thời gian khoảng 3-4 giờ mỗi ngày, bạn đã có thể có một món sữa đậu nành thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho cả nhà. bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số cách làm sữa đậu nành ngon và đậm đà hương vị hơn. 

Để sữa đậu nành thơm ngon và lạ miệng hơn có thể thêm vào cùng đậu nành một số loại hạt dinh dưỡng như lạc, vừng, hạt óc chó... nếu có bột yến mạch thì cũng có thể cho vào để tăng thêm hương vị cho món sữa đậu nành. bạn có thể sử dụng thêm bí kíp nhỏ này để thay đổi khẩu vị cho cả nhà. 

Để sữa đậu nành có mùi thơm tự nhiên thì trong quá trình đun sữa có thể thêm lá dứa vào khoảng 10 phút rồi vớt ra. như thế sữa đậu nành sẽ có thêm một hương vị rất đặc biệt và dễ uống hơn. với sữa đậu nành thì không cần thêm bất kỳ loại sữa nào khác mà vẫn bổ dưỡng và đậm đà hương vị. 

Trong quá trình sử dụng sữa đậu nành nên lưu ý sữa đậu nành có thể gây ra tác dụng phụ như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đặc biệt với những người rối loạn chức năng hệ tiêu hóa hoặc dị ứng với đậu nành. vì thế, khi uống nên đun thật kỹ và không nên bảo quản quá lâu trong bình giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ sinh trưởng và phát triển trong sữa có nhiệt độ ấm. 

Một lưu ý khác là không nên uống sữa đậu nành khi bụng đói vì lúc này các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ không được hấp thu tốt nhất. mỗi người chỉ nên dùng khoảng 70g đậu nành và không nên uống quá 500ml để tránh những khó chịu trên đường tiêu hóa.

Sữa đậu nành là món ngon dễ làm và giàu giá trị dinh dưỡng. đây là thực phẩm mà mỗi người nội trợ đều có thể tự làm tại nhà cho gia đình của mình trong thời gian rảnh rỗi. tuy nhiên, khi sử dụng sữa đậu nành nên lưu ý một số vấn đề liên quan đến đặc trưng riêng của đậu nành để đạt được hiệu quả dinh dưỡng cao nhất. 

Trần Trang (T.H) | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/nau-gi-hom-nay-17/cach-lam-sua-dau-nanh-tai-nha-don-gian-chi-mat-vai-tieng-moi-ngay-349349)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Chào Mangyte, cha mẹ chúng tôi ở Việt Nam, đều trên 75 tuổi. Tôi muốn thỉnh thoảng thử máu kiểm tra sức khỏe cho các cụ. Xin hỏi ở TPHCM có nơi nào nhận lấy máu tại nhà không? Chi phí cho 1 lần lấy máu là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY