Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Cách phòng ngừa một số bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa

Trang thông tin chính thức góp phần phòng chống bệnh Viêm phổi cấp do virus nCoV/

Ảnh minh họa

Nhiều người thường nhắc đến câu “Bệnh từ miệng vào”, với mục đích nhắc nhở mọi người có ý thức phòng ngừa các bệnh liên quan đến ăn uống, bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa.

Một số bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa thường gặp như: tiêu chảy cấp tính, tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, viêm gan A, tay chân miệng và nhiễm giun. Chính vì thế người dân cần biết một số đặc điểm của bệnh và cách phòng bệnh để chủ động việc phòng ngừa.

Một số bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa

Bệnh lỵ trực khuẩn

Lỵ trực khuẩn là bệnh do trực trùng Shigella thuộc họ Enterobacteriacae – loại vi khuẩn gram âm gây ra. Bệnh thường lưu hành ở những vùng nhiệt đới và ôn đới; có khả năng lưu hành tản phát quanh năm ở nhiều địa phương nhưng thường gia tăng, phát triển vào mùa hè thu; đồng thời có thể làm xảy ra dịch bệnh lỵ trực trùng ở một số nơi.

Cách phòng bệnh: phát hiện sớm người bị mắc bệnh và người lành mang vi khuẩn; đồng thời khi phát hiện thì phải cách ly người bệnh . Các chất thải của bệnh nhân được tẩy uế bằng vôi sống 20%, nước vôi 10%; dụng cụ, quần áo cũng cần sát khuẩn, ngâm dung dịch chloramin 2%.

Tránh ăn thức ăn nhiều chất xơ, cứng, nhiều chất mỡ và gia vị.

Lưu ý ngăn chặn sự tiếp xúc của côn trùng trung gian truyền tại các bếp ăn như thực phẩm tươi sống nên cất vào tủ, nơi chế biến thức ăn phải có lưới ngăn ruồi nhặng; không ăn rau sống, quả tươi chưa được xử lý an toàn, diệt ruồi nhặng và côn trùng tại nơi ở. Tuyên truyền, vận động mọi người giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, ăn chín, uống sôi; vệ sinh môi trường.

Bệnh tiêu chảy cấp tính

Thường gặp ở những trẻ em lứa tuổi mầm non và những năm đầu của cấp tiểu học, tuy nhiên người lớn cũng vẫn mắc. Bệnh có thể gây Tu vong cho người bệnh vì bị mất nước và các chất điện giải trầm trọng.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp tính: do ăn uống những loại thức ăn, nước uống không đảm bảo, có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột do các loại Rotavirus, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, shigella, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn, do viêm nhiễm ngoài ruột như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phổi sau khi bị mắc bệnh sởi hay ho gà.

Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp tính: Để phòng bệnh tiêu chảy cấp tính, dụng cụ chế biến thức ăn thức uống cần phải được vệ sinh sạch sẽ, tráng nước sôi, không ăn đồ ăn ôi thiu. Đồ ăn cần phải chế biến chín, rau quả tươi phải rửa sạch…

Về vệ sinh môi trường, phải sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống và sinh hoạt; các khu nhà vệ sinh phải bảo đảm yêu cầu; có hệ thống thu gom xử lý rác thải và nước thải. Đồng thời cũng cần chú ý đến các biện pháp diệt côn trùng truyền bệnh, ngăn chặn ruồi nhặng bay vào bám đậu.

Bệnh tả

Đây là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do vi khuẩn Vibrio cholerae thường được gọi là phẩy khuẩn tả gây ra. Độc tố của vi khuẩn gây nôn mửa và đi tiêu chảy nặng kèm theo mất nước nhiều. Bệnh dễ có nguy cơ phát triển, lây lan nhanh gây ra dịch bệnh và cũng dễ dàng dẫn đến Tu vong nếu không được xử trí điều trị kịp thời, tích cực.

Cách phòng ngừa mắc bệnh tả: Để phòng ngừa bệnh tả cần ăn chín, uống chín và vệ sinh cá nhân; không nên ăn rau sống, kể cả rau đã được rửa sạch trong thời gian có dịch bệnh lưu hành, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, sử dụng vaccin phòng bệnh tả.

Khi phát hiện bệnh nhân có tiêu chảy và nôn nhiều, nên chủ động bù nước và chất điện giải bằng dung dịch oresol uống, đồng thời đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để có điều kiện bù nước và chất điện giải bằng đường tĩnh mạch.

Xử lý dịch bệnh kịp thời, hiệu quả, triệt để khi có dịch bệnh xảy ra./.

Nguồn: Sở Y tế Nam Định

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5da68095333085394b2cd3e6)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Chào Mangyte, Tôi nghe nhiều người khen Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ có chất lượng khám chữa bệnh khá chất lượng nhưng không biết thực hư như thế nào. Mangyte có thể cung cấp cho tôi thông tin các dịch vụ của Khoa Tiêu hóa-Gan mật của phòng khám này có được không? Xin chân thành cảm ơn Mangyte. (Hồ Lê Hoàng Vũ - Quận 5, TPHCM)
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Dền cơm (Amaranthus viridis L.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Là loại cỏ nhỏ, cao đến 80cm, đứng hay nằm ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5mm, không lông, không gai.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY