Sơ cấp cứu hôm nay

Cách sơ cứu đúng với những T*i n*n trẻ thường gặp (P2)

Uống nhầm Thu*c, hóa chất hay ngộ độc thực phẩm... là những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhưng nhiều khi cha mẹ không biết cách sơ cứu hoặc sơ cứu sai.
6. Khi con uống nhầm Thu*c
Khi biết con bị ngộ độc Thu*c cần giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng để các chất trong dạ dày không trào lên thực quản. Không đặt trẻ ở tư thế nằm.
Nếu đang còn tỉnh, bất kể là đã uống nhầm loại gì cũng cần nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng. Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước ấm rồi lại tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày, giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của Thu*c hay hóa chất. Trong trường hợp bé hôn mê, co giật thì không nên gây nôn.
Sau sơ cứu ban đầu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Mang theo vỏ loại Thu*c hoặc chai hóa chất mà người bệnh đã uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác.
7. Uống nhầm hóa chất
Các loại hóa chất thường gây nên ngộ độc cho trẻ như Thu*c diệt côn trùng (muỗi, gián, mối…), Thu*c cọ sàn, thông tắc nhà vệ sinh, dầu hỏa, luyn, xăng…, thậm chí cả Thu*c chữa bệnh. Sự lơ là, bất cẩn của người lớn không chỉ khiến trẻ bị ngộ độc các loại hóa chất tẩy rửa, Thu*c độc mà nguy cơ ngộ độc các loại hóa chất tiềm ẩn ngay từ trong phòng ngủ của mỗi gia đình. Nhiều phụ huynh có thói quen sử dụng các loại mĩ phẩm làm đẹp như nước hoa, dầu dưỡng da, dưỡng tóc... tuy nhiên sau khi sử dụng lại không cất gọn, hoặc để ngay tầm với của trẻ, khiến trẻ lầm tưởng là đồ uống được.
- Khi trẻ uống nhầm axít, xăng dầu, chất tẩy rửa:
Với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu… người lớn không được gây nôn cho trẻ. Cha mẹ thường nghĩ rằng cần phải cho trẻ nôn ra hết sẽ hết độc nhưng đây là quan niệm sai lầm. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.
Trước khi tới viện, có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
- Khi uống nhầm Thu*c diệt cỏ:
Cần nhanh chóng gây nôn cho trẻ càng sớm càng tốt. Trong vòng 1 giờ đầu uống nước và gây nôn bằng cách móc họng cho bệnh nhân. Nếu có thể, nên cho uống siro ipeca 10-15ml ở trẻ em, 30ml ở người lớn để gây nôn. Khi nôn, để bệnh nhân đầu thấp tránh sặc vào phổi. Hoặc đặt người bệnh nằm nghiêng tránh chất nôn, dịch tiết hay nước chảy vào khí quản gây tắc thở.
Sau khi bệnh nhân nôn, có thể cho bệnh nhân uống một trong các Thu*c sau làm giảm hấp phụ chất độc vào cơ thể: Than hoạt tính 1g/kg/lần pha nước cho bệnh nhân uống; hoặc uống đất sét hấp phụ rất tốt paraquat. Sau đó khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
8. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn có một trong những tác nhân như do vi sinh vật, hóa chất, hoặc các vật lạ như mảnh kim loại trong thức ăn. Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc1-2 ngày sau khi ăn.
Khi bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng sau: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi có kèm theo hoặc không các triệu chứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở...
Nếu thấy cơ thể người bị ngộ độc thực phẩm xuất hiện các dấu hiệu trên bạn nên lập tức tiến hành các bước sơ cứu sau đây:
- Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, điều đầu tiên người lớn nên làm là kích thích để trẻ bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Pha một cốc nước muối loãng rồi cho trẻ bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.
Đặc biệt, đặt trẻ nằm ở tư thế nào trước khi gây nôn là rất quan trọng. Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Trong quá trình gây nôn phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.
Khi nôn, trẻ hay bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến Tu vong.
- Do bị đi ngoài liên tục nên cơ thể trẻ bị mất nước, cần bổ sung orezol để bù lại lượng nước đã mất và nên nhớ tuyệt đối không cho trẻ dùng Thu*c cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng một lúc những món kỵ nhau… không cần vội uống Thu*c ngay, chỉ cần thức ăn bị phân hủy hết là bệnh sẽ khỏi.
- Lưu ý: Trong trường hợp trẻ bị hôn mê tuyệt đối không tiến hành gây nôn vì như vậy sẽ rất dễ gây sặc thức ăn hoặc tắc thở.
Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời, người lớn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ rửa ruột và làm tiến hành các điều trị cần thiết.
9. Khi có vật lạ lọt vào trong mắt
Nếu vật lạ (cát, bụi, côn trùng...) rơi vào mắt trẻ, tuyệt đối không để trẻ dùng tay dụi mắt.
Rửa sạch tay, sau đó dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ mở rộng hai mí mắt của trẻ. Hướng dẫn trẻ đảo mắt sang phải, sang trái, lên trên, xuống dưới để mắt chuyển động từ đó tìm ra vật lạ, nếu vật lạ nằm trong phần lòng trắng mắt.
Người lớn có thể dùng một góc khăn sạch nhẹ nhàng khều nhẹ vật thể ra. Hoặc cũng có thể để phần đầu của trẻ hơi nghiêng về phía mắt bị thương, rồi bảo trẻ mở to mắt ra, sau đó dùng nước sạch nhẹ ngàng xối vào mắt trẻ.
Trường hợp bạn loại bỏ được vật trong mắt nhưng bé vẫn còn đau, điều đó có nghĩa là mắt đã bị tổn thương. Vết thương có thể làm hại thủy tinh thể, gây nguy hiểm cho mắt. Do đó, bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và chữa trị.
Nếu vật lạ rơi vào con ngươi và giác mạc thì không nên tự xử lý mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được sơ cứu và băng con mắt bị thương lại vì con ngươi và giác mạc rất mỏng và mềm.
Khi mắt trẻ bị bỏng do hóa chất cần nhanh chóng loại bỏ dung dịch hóa chất bằng bất kỳ nguồn nước sạch nào. Phải đưa trẻ đến bệnh viện để được rửa bằng dung dịch đặc biệt và nhằm bảo đảm không còn hóa chất kết dư trong mắt.
Nếu bị vật lạ, cứng, sắc nhọn đâm vào mắt và vẫn còn nằm trong mắt, tuyệt đối không được tự ý lấy vật đó ra để tránh nguy cơ có thể bị mù, hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế, để tránh để trẻ dụi mắt, nhất thiết phải giữ chặt tay trẻ lại.
Mangyte.vn
Theo aFamily
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-so-cuu-dung-voi-nhung-tai-nan-tre-thuong-gap-p2-2536.html)

Tin cùng nội dung

  • Một người đang bị ngạt thở thì lồng ngực sẽ không phập phồng, mặt tái nhợt, chân tay lạnh, da xạm, mắt trợn và lồi ra.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY