Sơ cấp cứu hôm nay

Cách sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Thời gian qua, rắn lục đuôi đỏ thường xuyên xuất hiện ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và mới đây nhất là khu vực miền Trung nước ta.
Từ khi loài rắn này xuất hiện nhiều một cách bất thường thì số vụ người dân bị loài rắn này cắn cũng tăng lên. Vậy, phải làm thế nào nếu như không may bị loài rắn độc này cắn?.

Với người bị rắn cắn, quan trọng nhất là khâu xử lý ban đầu.

rắn lục đuôi đỏ">rắn lục đuôi đỏ có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Khi bị rắn cắn, vết thương chảy máu nhiều và sưng rất nhanh. Người bị rắn cắn thường bị rối loạn đông máu. Nếu không xử trí kịp sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Trong nọc rắn có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch. Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc độc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.

Khi bị rắn cắn, nạn nhân và những người xung quanh phải giữ bình tĩnh. Trước tiên cần giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử.

Lưu ý trong trường hợp này, không cần garô, rạch rộng, hút nọc độc. Đó là bởi vì garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, nên đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Đề phòng bị rắn cắn, cần phát quang bụi rậm quanh nhà, giữ môi trường, nhà cửa sạch, không nên cho trẻ ngủ dưới nền đất. Khi làm vườn nên mang ủng và bao tay. Đi qua bụi rậm cần dùng gậy khua trước.

Theo T.Phong - Người đưa tin
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-so-cuu-khi-bi-ran-luc-duoi-do-can-2573.html)

Tin cùng nội dung

  • Một người đang bị ngạt thở thì lồng ngực sẽ không phập phồng, mặt tái nhợt, chân tay lạnh, da xạm, mắt trợn và lồi ra.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY