Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em

Thống kê năm 2021 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi là 19,6%, được xếp vào nhóm trung bình của Tổ chức Y tế Thế giới.

Bài, ảnh: THU SƯƠNG

thống kê năm 2021 của viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi là 19,6%, được xếp vào nhóm trung bình của tổ chức y tế thế giới. theo các chuyên gia, bên cạnh các chính sách của nhà nước nỗ lực nâng cao tầm vóc người việt, mỗi gia đình có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và sự phát triển toàn diện cho trẻ.

các tổ chức thiện nguyện chung tay chăm lo phát triển thể chất cho trẻ em. trong ảnh: nhóm "áo ấm biên cương" tặng sữa cho trẻ em vùng cao ở tỉnh hà giang năm 2022.

Trong những năm 1980, phân nửa số trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Nhiều năm liền, Việt Nam luôn đứng trong tốp đầu thế giới về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Nhưng trong 20 năm qua, nước ta triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án góp phần cải thiện đáng kể tình trạng trẻ suy dinh dưỡng. Dẫu vậy, tỷ lệ này vẫn còn chênh lệch cao ở các vùng miền, chủ yếu tập trung ở những vùng nông thôn, miền núi, trong cộng đồng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ giáo dục thấp.

PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy định nhằm cải thiện chất lượng dinh dưỡng cho trẻ, khẳng định vai trò của dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với sự phát triển thể chất. Như Nghị định số 09/2016/NĐ-CP (ngày 28-1-2016) quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm; Quyết định số 1896/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 25-12-2019) ban hành Chương trình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho trẻ nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam. Các luật định như Luật Trẻ em, Luật Lao động sửa đổi, cũng có những điều khoản quy định liên quan trực tiếp đối với vấn đề dinh dưỡng của trẻ.

Theo pgs.ts.bs trương tuyết mai, các bộ ngành cũng có sự phối hợp chặt chẽ để xây dựng mục tiêu cải thiện dinh dưỡng và đang đem lại kết quả rõ rệt. bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai chương trình hành động quốc gia không còn nạn đói ở việt nam đến năm 2025, xây dựng hệ thống thực phẩm bền vững; các chương trình về nước sạch, vệ sinh môi trường; bảo trợ, chăm sóc trẻ em mồ côi, cơ nhỡ. bộ giáo dục và đào tạo có chương trình bữa ăn học đường. các bệnh viện thực hiện xây dựng mô hình thực hành nuôi con bằng sữa mẹ… về phía viện dinh dưỡng quốc gia, cứ 10 năm một lần lại thực hiện tổng điều tra về dinh dưỡng, làm cơ sở để xây dựng chính sách dinh dưỡng cho giai đoạn tiếp theo, giúp việt nam tiến gần hơn với mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu.

Ts.bs trần đăng khoa, phó vụ trưởng vụ sức khỏe bà mẹ - trẻ em (bộ y tế) cho rằng, thành công của chương trình giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng có vai trò rất lớn của đội ngũ cán bộ y tế các cấp, nhất là cán bộ cơ sở phụ trách chương trình dinh dưỡng. bên cạnh đó là sự quan tâm của địa phương, đầu tư ngân sách cho các chương trình dinh dưỡng cho nhóm phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, trẻ em. tuy nhiên, nhu cầu cải thiện dinh dưỡng cho toàn thể người dân rất lớn nhưng nguồn đầu tư của chính phủ, các nguồn tài trợ trong và ngoài nước chưa thể đáp ứng. những khó khăn khác như các chính sách, quyết định được ban hành nhưng không đủ kinh phí thực hiện, chưa triển khai hiệu quả đến cộng đồng, chậm trễ tiến độ dự án, không đủ lực lượng thực thi. hiện tuyến cơ sở thiếu đội ngũ cán bộ làm chương trình dinh dưỡng, chăm sóc bà mẹ trẻ em…

Theo các chuyên gia, các vấn đề cấp thiết liên quan đến sự phát triển thể chất của trẻ bao gồm tiếp tục bổ sung vi chất dinh dưỡng, kéo giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ em vùng sâu, vùng xa bằng các giải pháp tiếp cận, cung ứng và duy trì dinh dưỡng bền vững. tình trạng trẻ bị thừa cân béo phì do ảnh hưởng của lối sống hiện đại, thụ động, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, dẫn đến các bệnh mạn tính ngày càng trẻ hóa cần được quan tâm nhiều hơn. bộ y tế đang thực hiện thông tư liên quan ghi nhãn thực phẩm để bảo vệ trẻ em; giảm tiêu thụ các chất đường, muối bất lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Các chuyên gia đề xuất, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội, cần có sự phối hợp của tất cả các ngành các cấp. chú trọng, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao ý thức cộng đồng, thay đổi hành vi thực hành dinh dưỡng của từng hộ gia đình, góp phần cải thiện trực tiếp bữa ăn cho trẻ. sự thay đổi từ nhận thức đến thực hành của các bà mẹ đòi hỏi cả một quá trình, cần sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình và cộng đồng, giúp chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. công tác truyền thông cũng cần hướng đến nhóm nam, nữ vị thành niên, với các chương trình về sức khỏe học đường, giáo dục tư vấn về tiền hôn nhân, tiền mang thai có lồng ghép các nội dung về dinh dưỡng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/cai-thien-dinh-duong-cho-ba-me-va-tre-em-a154638.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY