Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Cải thiện dinh dưỡng giúp hàng triệu trẻ em có một cuộc sống khỏe mạnh

Hướng tới mục đích hỗ trợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc, thể lực cho trẻ em Việt Nam, vừa qua tại Hưng Yên, Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã thực hiện những cam kết mạnh mẽ cùng những hoạt động thiết thực trong Chương trình “Giáo dục Dinh dưỡng học đường.

Tính đến tháng 10/2019 - tức là sau hơn 7 năm triển khai, chương trình đã tiếp cận hơn 30.000 học sinh của 61 trường tiểu học tại 9 tỉnh thành trên cả nước, và sẽ nối dài trong những năm tiếp theo với mục tiêu đóng góp vào mục tiêu giúp 50 triệu trẻ em trên toàn cầu có hơn.

TS. Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế (bên phải) và TS Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo thăm quan mô hình phòng máy tính tại Trường tiểu học Tống Phan.

Để khởi động cho Chương trình “Giáo dục Dinh dưỡng học đường cho trẻ vui khỏe hơn” năm học 2019-2020, vừa qua chương trình giao lưu tìm hiểu kiến thức và tăng cường vận động thể lực cho học sinh tiểu học đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Tống Phan, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên với sự tham gia của hơn 300 em học sinh từ 5 trường tiểu học của tỉnh cùng thầy cô và phụ huynh. Các hoạt động chính của chương trình bao gồm: tìm hiểu kiến thức hợp lý và tăng cường vận động cho học sinh tiểu học và thuyết trình “Tranh cổ động về Dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh”.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, đại biểu tham dự chương trình đã được tham quan khu vực phòng máy tính, nơi các thầy cô và các em học sinh thực hiện các tiết học về thông qua các bài giảng, các thông tin tham khảo và các trò chơi hấp dẫn, sinh động. Bên cạnh đó, các đại biểu còn được tham quan mô hình vườn rau – một sáng kiến được thực hiện thí điểm tại Ttrường tiểu học Tống Phan trên cơ sở hỗ trợ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, giúp các em học sinh và các thầy cô giáo được tiếp cận thông tin về một cách chủ động thông qua việc chăm sóc và thu hoạch nguồn thực phẩm sạch và giàu dinh dưỡng.

TS. Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ: “Chương trình, Giáo dục Dinh dưỡng học đường giúp học sinh tiểu học bước đầu có kiến thức về hợp lí, có khả năng nhận biết một số thực phẩm hàng ngày tốt cho sức khỏe. Từ đó, các em sẽ có ý thức biết giữ gìn, chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình mình. Kiến thức học đường sẽ là hành trang tri thức chăm sóc hợp lý cho sức khỏe các em học sinh bước vào cuộc sống”.

Các em học sinh 5 trường tiểu học ở Hưng Yên cùng thực hành chăm sóc vườn rau ở Trường tiểu học Tống Phan

TS. Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế, hợp lý, hoạt động thể lực ở học sinh còn hạn chế, tỷ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ em, học sinh ngày càng gia tăng, các biện pháp phòng chống thừa cân-béo phì, nhất là hợp lý cần được triển khai. Vì vậy, việc xây dựng mô hình Tăng cường giáo dục hợp lý và hoạt động thể lực cho trẻ em thông qua trang Thông tin điện tử là hết cần cần thiết và thiết thực. Mô hình này giúp cho học sinh và giáo viên, các cán bộ làm công tác y tế trường học các cấp tiếp cận thông tin về và ứng dụng công nghệ hiện đại một cách thuận tiện và dễ dàng, góp phần thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của học sinh.”

Bùi Nguyệt

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cai-thien-dinh-duong-giup-hang-trieu-tre-em-co-mot-cuoc-song-khoe-manh-n166065.html)

Tin cùng nội dung

  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Quan tâm chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong đời sống hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề khi bạn ngày càng lớn tuổi hơn. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đơn giản là chải (đánh) răng, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và được thăm khám răng miệng định kỳ.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY