Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Cấm lưu hành Thuốc ho Pneumoel gây rối loạn nhịp tim

Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Y tế Pháp (ANSM) cho biết, Thuốc Pneumorel có chứa hoạt chất Fenspiride có thể gây rối loạn nhịp tim.

Căn cứ văn thư của Văn phòng đại diện Les Laboratories Servier, Pháp về việc đề nghị thu hồi Thuốc Pneumoel do có nguy cơ gây rối loạn nhịp tim của người sử dụng, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có thông báo đình chỉ lưu hành toàn quốc tất cả các lô Thuốc Pneumorel (Fenspiride hydrochloride 80mg) do Công ty Les Laboratories sản xuất, Công ty Cp dược liệu Trung ương 2 (Phytopharrma) nhập khẩu vào Việt Nam.

Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty CP dược liệu Trung ương 2 phối hợp với nhà phân phối gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng và tiến hành thu hồi toàn bộ các lô Thuốc Pneumoel. Sở Y tế các tỉnh, thành phố, y tế các ngành thông báo việc thu hồi tất cả lô Thuốc Pneumorel tới các cơ sở kinh doanh, sử dụng Thuốc trên địa bàn. Công bố thông tin việc thu hồi tất cả các lô Thuốc Pneumorel trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế và kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, sử dụng Thuốc trên địa bàn. Đề nghị Sở Y tế TP HCM kiểm tra và giám sát Công ty CP dược liệu Trung ương 2 thực hiện thu hồi tất cả các lô Thuốc Pneumorel.

Thuốc Pneumorel được sản xuất bởi hãng dược phẩm Les Laboratoires Servier của Pháp dùng để điều trị ho và đờm trong các bệnh về hô hấp, phế quản. Năm 2018, 360.000 lọ và 130.000 hộp Thuốc viên Pneumorel đã được bán ra tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, Pneumorel cũng được lưu hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Trước đó, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Y tế Pháp (ANSM) cho biết, Thuốc Pneumorel có chứa hoạt chất Fenspiride có thể gây rối loạn nhịp tim. Hiện Thuốc Pneumorel đã bị cấm lưu hành và không còn được sử dụng ở Pháp.

NGUYỄN QUỐC

Mạng Y Tế
Nguồn: Sài gòn giải phóng (http://www.sggp.org.vn/cam-luu-hanh-thuoc-ho-pneumoel-gay-roi-loan-nhip-tim-576525.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu không ăn được cơm nữa toàn ăn cháo, khi ăn thấy đầy chướng bụng, bị đưa hơi lên cổ rất khó chịu, nếu ợ hơi được thì đỡ hơn.
  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY