Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cần biết: Hướng dẫn mới về chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn Hà Nội

Liên ngành Sở Y tế - Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn số 3968/HD-YT-BHXH về việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn TP Hà Nội. Tại hướng dẫn này quy định về chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, các hình thức chuyển tuyến và hướng dẫn một số nội dung cụ thể.

Theo đó, người có thẻ BHYT được khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, Thông tư số 14/2014/TT-BYT và Thông tư số 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế.

Cụ thể: Tuyến chuyên môn kỹ thuật được chia làm 4 tuyến như sau: Tuyến Trung ương và tương đương (tuyến 1); tuyến tỉnh và tương đương (tuyến 2); tuyến huyện,quận,thị xã và tương đương (tuyến 3) và Tuyến xã, phường, thị trấn và tương đương (tuyến 4).

Có 3 hình thức chuyển tuyến:

Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a nếu cơ sở khám bệnh, tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn.

- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.

- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.

Nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh BHYT của người dân ngày càng gia tăng

BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong địa bàn Thành phố.

Người có thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã cho người bệnh đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bênh viên huyện đã đươc xếp hạng I, hạng II và Bệnh viện Y hoc cổ truyền thành phố (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa Y học cổ truyền).

Người có thẻ BHYT được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến thành phố đến trung tâm chuyên khoa tuyến thành phổ hoặc Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến Thành phố cùng hạng hoặc thấp hơn.

tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, nào và phải xuất trình các giấy tờ theo quy định trước khi ra viện.

Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, ban đầu sau khi đã điều trị ổn định thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh

khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.

Người tham gia BHYT trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được khám bệnh, ban đầu tại cơ sở khám bệnh, cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, ban đầu ghi trên thẻ BHYT và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): Giấy công tác, quyết định cừ đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.

Hướng dẫn cũng chỉ rõ các trường hợp được sử dụng giấy chuyển tuyến trong năm dương lịch:

Trường hợp người có thẻ BHYT mắc một số bệnh, nhóm bệnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế thì Giấy có giá trị sừ dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó (Chi tiết Phụ lục 1),

Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy có giá trị sừ dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.

Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia BHYT phải xuất trình hồ sơ của cơ sờ khám bệnh, chữa bệnh và giấy theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 cùa Chính phủ.

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, theo Mầu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.

Người tham gia BHYT đáng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/huong-dan-chuyen-tuyen-kham-chua-benh-bhyt-tren-dia-ban-ha-noi-n163734.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong trường hợp chữa u tuyến tiền liệt hoặc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, một số loài thảo mộc có thể đi giúp bạn điều trị bệnh và tránh cho bạn không phải trải qua phẫu thuật.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY