Tin tức hôm nay

Tin tức

Cần các giải pháp mới khi tình hình dịch đã thay đổi về chất

Trước thực tế dịch Covid-19 đã thay đổi về chất và yêu cầu phải giảm tải cho hệ thống y tế của các địa phương và cả nước, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, để ngành y tế hoạt động bền vững và chăm lo toàn diện cho sức khỏe nhân dân, chúng ta phải bổ sung một số giải pháp mới phòng, chống dịch. Từ thực tiễn của một số địa phương và kinh nghiệm các nước, Giáo sư đề xuất xem xét một số giải pháp mới trong bài viết gửi đến Báo Nhân Dân.

Tổ chức lại việc điều trị người nhiễm

Theo đó chuyển từ mô hình đưa 100% người nhiễm (F0) vào các bệnh viện sang mô hình đưa khoảng 35% số người nhiễm vào bệnh viện. Hiện nay số ca nhiễm mới trong ngày tăng nhanh, gây quá tải cho hệ thống y tế, nhất là tại các địa phương có dịch nặng, không thể đưa tất cả người nhiễm Covid-19 vào các bệnh viện, cho dù có xây dựng thêm nhiều bệnh viện mới. Hướng giải quyết mâu thuẫn này là tổ chức lại việc điều trị phù hợp đặc điểm bệnh học của người nhiễm Covid-19. Theo kinh nghiệm một số nước ở châu Âu cũng như thực tế ở Việt Nam thì khoảng 65% số người nhiễm sẽ tự khỏi, không cần điều trị (bệnh rất nhẹ); khoảng 20% người nhiễm cần điều trị để nâng sức đề kháng, hạn chế tác dụng bất lợi của các bệnh nền và các bệnh khác của bệnh nhân Covid-19 (bệnh nhẹ); khoảng 10% số người nhiễm cần điều trị chuyên sâu là những người bệnh ở mức độ trung bình (bệnh trung bình); khoảng 5% số người nhiễm cần điều trị tích cực, có các thiết bị đặc thù, là các bệnh nhân nặng, trong đó khoảng 2 đến 3% có thể ch*t (bệnh nặng). Trên cơ sở phân tích đó tôi kiến nghị quy trình điều trị người nhiễm Covid-19 Phân loại người nhiễm - 4 tầng điều trị - 1 trung tâm điều phối ở các tỉnh, thành phố.

Sau khi người nhiễm được khẳng định là dương tính qua xét nghiệm thì được chuyển ngay về các bệnh viện tuyến quận huyện để theo dõi, phân loại theo bốn nhóm: Nhóm 1: Bệnh rất nhẹ (không có triệu chứng, nồng độ vi-rút thấp, không có các bệnh khác); Nhóm 2: Bệnh nhẹ (triệu chứng không rõ ràng, nồng độ vi-rút thấp, có các bệnh khác cần điều trị); Nhóm 3: Bệnh mức độ trung bình, có thể có bệnh khác đi kèm; Nhóm 4: Bệnh nặng. Từ bốn nhóm phân loại đó, người bệnh được chuyển về bốn loại cơ sở sau: Các trung tâm giám sát và hỗ trợ người nhiễm ở các quận, huyện tiếp nhận các bệnh nhân rất nhẹ (tầng 1); các bệnh viện quận, huyện hoặc khu vực tiếp nhận các bệnh nhân nhẹ (tầng 2); các bệnh viện cấp tỉnh, thành phố tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19 mức trung bình (tầng 3); các bệnh viện cấp tỉnh, thành phố hoặc thuộc trung ương tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19 nặng (tầng 4). Trên cơ sở dự báo số người nhiễm mới Covid-19 trong thời gian một, hai tháng tới ở địa phương, có thể xác định quy mô điều trị cần thiết của các bệnh viện này để chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng nhu cầu điều trị các bệnh nhân nặng.

Mô hình điều trị người nhiễm covid-19 phân loại người nhiễm - 4 tầng điều trị đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ, kịp thời tình hình người nhiễm mới được đưa tới các trung tâm giám sát, hỗ trợ người nhiễm và các bệnh viện điều trị bệnh nhân nhẹ, trung bình, nặng, việc chuyển người nhiễm cả hai chiều - chuyển khi nặng lên, chuyển khi bệnh nhẹ hơn và luân chuyển ngang người nhiễm, giữa các trung tâm giám sát, hỗ trợ người nhiễm và các bệnh viện để tránh quá tải của các đơn vị này. vì vậy cần có một trung tâm điều phối để cả hệ thống điều trị phân loại người nhiễm - 4 tầng điều trị hoạt động hiệu quả cao, tạo điều kiện cho hệ thống y tế hoạt động bền vững, chăm lo sức khỏe toàn diện cho nhân dân.

Phòng, chống dịch theo phương châm năm tại chỗ

Phương châm bốn tại chỗ khi phòng, chống thiên tai chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ là rất cần thiết và đã phát huy tác dụng trong thời gian qua. tuy nhiên, khi phải phòng, chống dịch covid-19 năm 2020 tại tp hồ chí minh, diễn biến dịch ở các quận huyện, phường xã là khác nhau, trách nhiệm của các lực lượng y tế, công an, quân đội, giao thông, truyền thông, giáo dục, ubnd, cấp ủy các cấp là rất khác nhau, có đặc thù nhưng phải được phối hợp kịp thời, đồng bộ, tương xứng với tình hình dịch và dự báo dịch sắp tới, thì cần bổ sung một phương châm là: nhiệm vụ tại chỗ. tương ứng với tình hình thực tế diễn biến của dịch, người đứng đầu của các lực lượng, các cấp phải xác định rõ: để phương án tổng thể của thành phố, quận huyện và phường xã phòng, chống dịch thành công thì nhiệm vụ của ngành mình, đơn vị mình, quận huyện, phường xã mình là gì, từ đó chủ động chỉ đạo triển khai các giải pháp sáng tạo để thực hiện, không phải chờ cấp trên chỉ đạo phải làm gì. chống dịch như chống giặc mà chỉ chờ cấp trên chỉ đạo phải làm gì thì không thắng được giặc. vì vậy, từ đầu năm 2020, tp hồ chí minh đã thực hiện phương châm năm tại chỗ. trước tình hình dịch cấp bách như hiện nay, việc thực hiện năm tại chỗ là hữu ích với mọi địa phương.

Thực tế hơn một năm qua cho thấy, khi có lây nhiễm ở các tỉnh, thành phố thì cách tổ chức phòng, chống dịch là khác nhau, nhận định về việc một tỉnh, thành phố là vùng dịch cũng khác nhau, do đó việc xử lý công dân, phương tiện giao thông từ địa phương này đến địa phương kia cũng khác nhau. Khi mức độ lây nhiễm giảm, việc nhận định là đã hết dịch hay đã kiểm soát được dịch chưa cũng khác nhau, dẫn đến việc tiếp tục duy trì các hoạt động phòng, chống dịch cũng khác nhau.

Sở dĩ có tình hình này là vì cho đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước trung ương chưa đưa ra tiêu chí định lượng: thế nào là một địa phương (tỉnh, thành phố, quận, huyện) có dịch; thế nào là có dịch nhẹ, trung bình, dịch nặng; thế nào là kiểm soát được dịch và thế nào là hết dịch, bước vào trạng thái bình thường mới. do không có các tiêu chí định lượng này cho nên các địa phương lúng túng khi xác định nhiệm vụ tại chỗ công tác phòng, chống dịch của mình là gì, mục tiêu công tác phòng, chống dịch ở địa phương tại từng thời điểm cụ thể là gì, đánh giá việc phòng, chống dịch là đạt yêu cầu hay không, đến mức nào.

Với quy mô dịch hiện nay lớn hơn rất nhiều so với năm 2020, chưa biết dịch trên thế giới sẽ kéo dài đến lúc nào, thì việc có gói hỗ trợ tài chính để thực hiện công tác phòng, chống dịch cho năm 2021 - 2022 là hết sức cần thiết để mua sắm trang thiết bị y tế, mua và sản xuất vắc-xin. Tuy nhiên khi dịch kéo dài, phải áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, thu hẹp sản xuất, kinh doanh, sẽ có hai hậu quả: Đời sống của nhân dân ngày càng khó khăn, do không có việc làm và thu nhập; các doanh nghiệp ngừng hoạt động, không trả được nợ vay ngân hàng, sau 6 tháng sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp phá sản.

Để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế trong và sau dịch, cần hỗ trợ các doanh nghiệp để họ có thể duy trì năng lực sản xuất (thiết bị, máy móc, người lao động, chuyên gia) vì nếu đã phá sản thì đây là quá trình không đảo ngược được. Sau phá sản, họ không thể thành lập lại doanh nghiệp và hoạt động như trước. Vì vậy, chúng ta cần đưa ra mục tiêu: Phải bảo vệ được bao nhiêu phần trăm năng lực sản xuất, kinh doanh của đất nước đến cuối năm 2021, đến giữa và cuối năm 2022 để khi dịch qua rồi, quá trình phục hồi kinh tế có thể diễn ra nhanh chóng. Như vậy, Chính phủ nên trình Quốc hội một gói hỗ trợ tài chính có ba mục tiêu: Ngành y tế đủ năng lực tổ chức phòng, chống dịch Covid-19 lâu dài; người dân có mức sống tối thiểu khi còn dịch; nền kinh tế bảo vệ được năng lực sản xuất cơ bản ở các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm trong suốt quá trình có dịch.

Cùng với các giải pháp nêu trên, chính sách ngoại giao vắc-xin và sản xuất vắc-xin trong nước cần tiếp tục được đẩy mạnh để bảo đảm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng năm 2022.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/can-cac-giai-phap-moi-khi-tinh-hinh-dich-da-thay-doi-ve-chat-657120/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY