Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Cẩn thận khi sử dụng thực phẩm khô

Mỗi dịp tết đến, nhu cầu về thực phẩm và các loại hàng hóa luôn tăng cao, người tiêu dùng phải chuẩn bị rất nhiều các loại lương thực, thực phẩm cho gia đình cũng như làm quà biếu. Ngoài các loại thực phẩm, nguyên liệu tươi sống như rau, củ, quả, thịt, cá…thì thực phẩm khô cũng là lựa chọn không thể thiếu của nhiều gia đình trong dịp này. Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm khô không an toàn lại mang đến những mối nguy hại khôn lường.
Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô là một thực phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, thế nhưng đây lại không phải là loại thực phẩm mà chúng ta nên ăn nhiều. Bản chất trái cây sấy khô chứa nhiều chất xơ nhưng ăn quá nhiều chất xơ sẽ ảnh hưởng xấu đến ruột của bạn. Đặc biệt nếu cơ thể bạn chưa quen với việc tiêu hóa thực phẩm có nhiều chất xơ. Bên cạnh đó, trái cây sấy khô có thể khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.

Một trong những mối nguy hiểm khi ăn trái cây sấy khô bán sẵn là hấp thụ phải chất Sulfur dioxide. Sulphur dioxide là một chất khí có mùi khó chịu, được tạo ra từ than hoặc dầu đốt, và được sử dụng như một chất khử trùng, tẩy trắng hoặc bảo quản thực phẩm như là trái cây sấy khô. Nếu thường xuyên tiêu thụ phải loại chất này, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ngộ độc, thậm chí gây Tu vong.

Măng khô

Trong măng tươi hay măng khô đều chứa độc tố, nhưng nếu sử dụng măng khô thì khả năng độc tố sẽ ít hơn, vì chất cyanide đã bị phân hủy khi được ngâm hoặc phơi khô. Tuy nhiên măng khô không hẳn an toàn cho người sử dụng bởi người sản xuất sẽ tẩm thêm hóa chất độc hại như lưu huỳnh để bảo quản. Bên cạnh đó, măng khô thường bị mốc cho nên cũng nảy sinh nhiều vi khuẩn độc hại.

Đối với măng khô, người tiêu dùng phải nhìn cảm quan xem có tươi vàng ánh đậm hay không, ngửi mùi không mốc, khi về nhà chế biến đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm.

Hải sản khô

Tôm, tép hay các loại hải sản khác đều cung cấp một lượng đạm đáng kể, đặc biệt trong tôm khô, lượng đạm còn cao hơn nhiều lần so với tôm tươi, thịt bò.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, trong quá trình sơ chế, một số người chế biến vẫn phun Thu*c trực tiếp lên sản phẩm hoặc dùng các hóa chất bảo quản quá liều lượng dẫn đến mất an toàn thực phẩm. Khi sử dụng phải những thực phẩm này, sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm và dẫn tới ung thư.

Bên cạnh đó, quá trình chế biến bảo quản và vận chuyển không đúng cách cũng khiến thực phẩm khô dễ phát sinh nấm mốc. Thực phẩm khi bị nhiễm nấm chúng tiết ra độc tố Aflatoxin – đây là loại độc tố rất mạnh. Nếu chẳng may ăn phải các loại thực phẩm này, thì chỉ với một liều lượng rất nhỏ, Aflaxtoxin cũng đã có thể gây ngộ độc cấp tính cho các cơ quan nội tạng. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan.

Nguyên tắc hàng đầu trong bảo quản thực phẩm khô là bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có nên bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh. Chỉ chọn đồ khô có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua hàng tại các cơ sở có uy tín như siêu thị, đại lý ủy quyền. Đặc biệt, đối với những thực phẩm hải sản khô, sau khi mua về nên phơi lại 2-3 nắng cho thật khô. Để ngăn ngừa tiền ung thư gan, chúng ta tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm có dấu hiệu nấm mốc, bên cạnh đó, nên thường xuyên sử dụng các sản phẩm giải độc và tăng cường chức năng gan để giữ cho lá gan luôn khỏe mạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/can-than-khi-su-dung-thuc-pham-kho-n128633.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY