Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Cẩn trọng khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ thời dịch bệnh Corona

Dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV-19) đang diễn ra tại Vũ Hán – Trung Quốc và đã có một số ca bệnh liên quan tại Việt Nam, nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe với công dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng đã quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội, internet quá công dụng, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng như Thu*c chữa bệnh, “diệt virut, diệt nCoV.
Đà Nẵng: 8 bác sĩ chống dịch corona được khen thưởng
Chuyện tình xúc động của những y bác sĩ chống dịch virus corona

Trước các thông tin quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về việc các sản phẩm TPCN có khả năng “diệt virus Corona, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông tin, cho biết thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là Thu*c và không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có công dụng hỗ trợ sức khỏe không có tác dụng điều trị bệnh, không có tác dụng diệt virut, trị cảm cúm… Người dân khi mắc các triệu chứng: Sốt, ho phải đến gặp bác sỹ để khám và nhận được chữa trị kịp thời, tránh mất đi “thời gian vàng” trong điều trị bệnh.

 

Quảng cáo thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm có tác dụng như Thu*c chữa bệnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 4 Điều 70 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.00.000 đồng đối với cá nhân và mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc cải chính thông tin.

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, tất cả những quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khẳng định là "giải pháp hoàn hảo", "chữa khỏi"... đều lừa dối người tiêu dùng: "Tôi khẳng định, 99% quảng cáo thực phẩm chức năng qua mạng xã hội không đúng sự thật. Chúng tôi đã làm việc với cơ quan chức năng, bộ thông tin - truyền thông, đại diện Facebook để xử lý những sai phạm này.

Để nhận diện vi phạm quảng cáo, nếu thấy bất cứ một trong những dấu hiệu sau, người tiêu dùng có quyền nghi ngờ về sai phạm quảng cáo.

- Dùng cán bộ y tế, danh nghĩa cán bộ y tế để quảng cáo

- Lấy danh nghĩa bài Thu*c đông y, lang y nhưng thực chất đó là thực phẩm để quảng cáo chữa khỏi bệnh nọ bệnh kia là quảng cáo sai sự thật.

- Dùng thư, lời cảm ơn, phát biểu của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm chức năng.

- Quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng lại khẳng định chữa dứt điểm bệnh nọ, bệnh kia...

Người tiêu dùng không tẩy chay thực phẩm chức năng nhưng không tin vào quảng cáo sai sự thật.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/can-trong-khi-mua-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-thoi-dich-benh-corona-99462.html)

Tin cùng nội dung

  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY