Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cảnh báo đột quỵ khó ngờ từ việc... lười đánh răng!

(MangYTe) - 2 nghiên cứu liên tiếp của Hàn Quốc và Nhật Bản khẳng định một người tăng cao nguy cơ bệnh tim mạch và các hậu quả ch*t người của nó như suy tim, đau tim, đột quỵ nếu…. lười đánh răng.

Nghiên cứu thứ nhất được dẫn đầu bởi tiến sĩ Tae-Jin Song từ Đại học Y khoa Phụ nữ Ewha, cho thấy với 3 lần đánh răng/ngày, bạn sẽ giảm được ít nhất 10% nguy cơ bị rối loạn nhịp tim dạng rung nhĩ và 12% nguy cơ bị suy tim. Người bị rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần người thường.

Thường xuyên quên đánh răng sẽ khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc bệnh tim và các biến chứng ch*t người như đau tim, đột quỵ - ảnh minh họa từ Internet

Để đi đến kết quả này, nhóm nghiên cứu đã theo dõi hơn 161.000 tình nguyện viên trong 10,5 năm và phân tích chi tiết về sức khỏe tim mạch lẫn sức khỏe răng miệng của họ. Trước khi nghiên cứu, những người này đều có hệ tim mạch hoàn toàn khỏe mạnh.

Tuy không điều tra rõ ràng về cơ chế, nhưng các tác giả cho rằng việc thường xuyên đánh răng có thể làm giảm vi khuẩn trong màng sinh học dưới lợn, từ đó ngăn chặn chúng xâm nhập vào máu và gây bất lợi cho hệ tim mạch. Nghiên cứu được công bố trên European Journal of Preventive Cardiology.

Công trình thứ 2 vừa được tác giả chính là tiến sĩ Shogo Matsui từ Đại học Hiroshima (Nhật Bản) công bố tại hội nghị khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, vừa tổ chức tại Chicago.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Hiroshima đã xem xét sức khỏe của 682 tình nguyện viên để tìm hiểu mối liên hệ giữa thói quen đánh răng và nguy cơ mắc bệnh tim hoặc ch*t vì các biến chứng của nó như đau tim, đột quỵ, suy tim.

Kết quả cho thấy những người đánh răng ít hơn 2 lần/ngày, mỗi lần dưới 2 phút có nguy cơ gặp phải bệnh tim và biến chứng của nó cao gấp 3 lần so với những người đánh răng 2 lần/ngày trở lên và mỗi lần đánh kéo dài 2 phút trở lên.

Bình luận về công trình, tiến sĩ Ann Bolger, giáo sư danh dự tại Đại học California ở San Francisco (Mỹ), một chuyên gia tim mạch không tham gia nghiên cứu, biểu lộ sự đồng tình. Dù nghiên cứu của Nhật chỉ mang tính quan sát nhưng trước đó đã có những bằng chứng khoa học liên kết bệnh nha chu với bệnh tim mạch. Một nghiên cứu công bố trước đó ít lâu trên tạp chí khoa học AHA Hypertension cho thấy bệnh nướu răng có thể gây tăng huyết áp, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến tác dụng của Thu*c điều trị tăng huyết áp. Ngoài ra, sức khỏe răng miệng kém cũng gây rủi ro cho những người có vấn đề về van tim.

A. Thư (Theo Heart, Sci-News)
Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (http://nld.com.vn/suc-khoe/canh-bao-chet-nguoi-tu-viec-luoi-danh-rang-20191207110220546.htm)

Tin cùng nội dung

  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY