Sức khỏe hôm nay

Cảnh giác chảy máu V*ng k*n khi mang thai

Triệu chứng chảy máu *m đ*o là vấn đề rất hệ trọng trong mang thai và sinh con
Để mang thai và sinh con bình thường, người mẹ cần phải có một số kiến thức căn bản, trong đó bao gồm những hiểu biết nhất định về triệu chứng chảy máu *m đ*o vì đây là vấn đề rất hệ trọng.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ

1. Dọa sẩy thai: Phôi thai vẫn còn sống, chưa bị bong ra khỏi niêm mạc tử cung. Thai phụ không đau bụng, chỉ cảm thấy tức hoặc nặng ở bụng dưới. Nếu đau nhiều, liên tục là do cơn co tử cung làm khó giữ được thai. Chảy máu *m đ*o có màu đỏ hoặc đen, lẫn với dịch nhầy, ra từng ít một và liên tục. Siêu âm cho thấy thai vẫn đang còn trong tử cung. Tuy vậy, dự hậu vẫn dè dặt, một khi thai phụ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, do chấn thương, do Thu*c..., bệnh nhân cần nghỉ ngơi tuyệt đối. Bác sĩ cho Thu*c chống cơn co tử cung và kháng sinh để chống viêm nhiễm đường Sinh d*c.

2. Sẩy thai: Hay gặp nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Máu từ *m đ*o ra nhiều, đỏ loãng lẫn máu cục. Thai phụ thấy đau vùng bụng dưới, từng cơn đều do cơn co tử cung. Thăm khám thấy cổ tử cung mở. Nguyên nhân do sang chấn nhỏ, liên tục; nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (thương hàn, cúm, sốt rét, giang mai...); do nhiễm độc ở phụ nữ làm nghề độc hại (chì, thủy ngân...) hoặc nghiện rượu; do rối loạn nhiễm sắc thể (thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể); do mẹ nhiều tuổi. Siêu âm không còn thấy thai nữa.

3. Thai ch*t lưu: Nghĩa là thai bị ch*t mà còn lưu lại trong tử cung hơn 48 giờ. Bệnh gây ra 2 nguy cơ cho mẹ: rối loạn đông máu và nhiễm trùng. Có nhiều nguyên nhân từ mẹ và thai. Do mẹ: các bệnh lý mạn tính (suy gan, lao phổi, viêm thận...), bệnh nội tiết (suy giáp, đái đường, basedow), sốt rét, tuổi mẹ cao, dinh dưỡng kém. Do thai: rối loạn nhiễm sắc thể, đa thai, não úng thủy, thai già tháng.

- Triệu chứng: Chậm kinh, chảy máu *m đ*o đỏ sẫm hoặc đen, không đau bụng, tử cung bé hơn tuổi thai, chẩn đoán xác định nhờ siêu âm.

4. Thai ngoài tử cung: Xảy ra khi trứng được thụ tinh rồi nhưng không làm tổ trong tử cung mà ở 1 trong 2 vòi trứng, tại buồng trứng hoặc trong ổ bụng. Chảy máu từ thai ngoài tử cung là nguyên nhân nguy hiểm nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ do trứng phát triển làm vỡ vòi trứng. Đa số gây đau trước tuần thứ 10 của thai kỳ. Tỉ lệ xuất hiện là 3% ở phụ nữ mang thai. Các yếu tố nguy cơ: Trước đây đã bị thai ngoài tử cung, tiền sử viêm nhiễm khung chậu, vô sinh hơn 2 năm, đặt dụng cụ Tr*nh th*i, thụt rửa hằng ngày. Có 2 thể:

a. Thai ngoài tử cung chưa vỡ: Tắt kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt. Chảy máu *m đ*o là phổ biến nhất. Máu ra ít có màu nâu đen, lượng máu và màu sắc không giống như hành kinh. Đau bụng dưới âm ỉ, có khi thành cơn, mỗi cơn đau lại ra ít máu. Ngất.

b. Thai ngoài tử cung vỡ: Thai phụ có thể bị sốc (hoặc không bị, tùy thuộc vào lượng máu mất). Triệu chứng sốc như sau: da xanh xao, niêm mạc mắt môi nhợt nhạt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, thở nhanh nông, khát nước, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, hốt hoảng hoặc lịm đi. Chảy máu *m đ*o có màu đen, từng ít một, dai dẳng. Đau vùng bụng dưới đột ngột, dữ dội, gây choáng váng hoặc ngất.

Chữa trị cho cả 2 trường hợp: phẫu thuật và chữa trị triệu chứng.

Trong 6 tháng cuối thai kỳ

1. Nhau tiền đạo: Nhau là tổ chức kết nối giữa thai nhi và tử cung. Khi nhau bám vào đoạn dưới và cổ tử cung thì gọi là nhau tiền đạo. Vào những tháng cuối của thai kỳ, cổ tử cung mỏng đi và giãn ra để chuẩn bị sinh, một số mạch máu của nhau vỡ gây chảy máu *m đ*o cuối thời kỳ thai nghén, trong chuyển dạ và sau đẻ. Bệnh có thể gây Tu vong, gây bệnh cho mẹ và con vì chảy máu và đẻ non. Siêu âm phát hiện sớm nhau tiền đạo chưa chảy máu.Triệu chứng bệnh như sau: chảy máu *m đ*o đỏ tươi, có khi có máu cục, tái phát nhiều lần, lần sau nhiều hơn lần trước. Tùy vào lượng máu mất mà thai phụ có những triệu chứng như da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, cảm thấy mệt mỏi. Cần nhập viện ngay, nằm bất động trên giường và tránh đi lại. Thai phụ cần được nuôi dưỡng thật tốt.

2. Nhau bong non: Là nhau bám đúng vị trí của nó nhưng bị bong ra trước khi thai bị sổ ra ngoài. Bệnh xảy ra đột ngột, nguy hiểm cho mẹ và con. Những yếu tố nguy cơ: cao huyết áp, chấn thương, hút Thu*c lá, hút cocain. Bệnh cảnh lâm sàng như sau: đau vùng bụng dưới, lúc đầu từng cơn, sau đó đau liên tục; chảy máu *m đ*o (nhưng máu không đông); sốc nhẹ hoặc nặng. Xử trí bao gồm mổ lấy thai và giải quyết biến chứng như rối loạn đông máu.

3. Vỡ tử cung: Tử cung bị vỡ khiến thai nhi bị tống vào trong ổ bụng một phần hoặc hoàn toàn. Bệnh tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Khoảng 40% thai phụ có tiền sử trước đây phẫu thuật tử cung. Vỡ tử cung có thể xảy ra trước hoặc trong khi đang đẻ. Có các nguy cơ như sau: mẹ hơn 4 lần mang thai, chấn thương, cho quá liều oxytocin trước và trong khi đẻ... Xử trí bằng phương pháp phẫu thuật.

Theo Người Lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-canh-giac-chay-mau-vung-kin-khi-mang-thai-7853.html)

Tin cùng nội dung

  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY