Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Cảnh giác dịch sốt xuất huyết đến sớm

4 tháng đầu năm, cả nước có trên 8.000 người mắc SXH, trong đó có 5 ca Tu vong.
Tuy mới đầu mùa hè nhưng nhiều địa phương đã có người mắc sốt xuất huyết (SXH). Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao như hiện nay, nếu không kiểm soát, dịch này sẽ nhanh chóng bùng phát trong cộng đồng.

Muỗi hoành hành vì thời tiết

Theo điều tra dịch tễ, hiện ở nhiều quận huyện ngoại thành Hà Nội đã xuất hiện dịch muỗi, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân. Các khu vực tập trung nhiều muỗi đều ở gần sông hồ, hay các khu vực có ao tù nước đọng.

Trong số này, muỗi Aedas Aegydi- loại muỗi nguy hiểm gây bệnh SXH xuất hiện với mật độ khá dày. Chúng hoành hành chủ yếu ở các khu dân cư tập trung, vùng nông thôn nơi có nhiều sông hồ, ao suối bị nhiễm bẩn, hoặc các khu có chứa nước.

Việc muỗi xuất hiện nhiều ở thời điểm này là do sự gia tăng của nền nhiệt độ. Đây là yếu tố rút ngắn vòng đời của muỗi bởi thời tiết nóng thì tốc độ sinh trưởng của muỗi nhanh hơn. Thêm vào đó, thời gian vừa qua có những cơn mưa nhỏ đầu hè góp phần hình thành nhiều ổ nước, tạo điều kiện cho ruồi, muỗi sinh sôi.

Vòng đời của muỗi có 4 giai đoạn: Trứng, bọ gậy, loăng quăng và muỗi trưởng thành. Cũng như các loài côn trùng khác, sự phát triển của các giai đoạn trong vòng đời của muỗi rất nhạy cảm với biến đổi nhiệt độ, độ ẩm. Muỗi sinh sôi nhiều ở điều kiện 250C và khi nhiệt độ cao hơn nhưng không quá 350C thì vòng đời phát triển của muỗi càng ngắn.

Nguy cơ bùng phát dịch

Bệnh SXH xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, vào mùa mưa, bệnh SXH có thể bùng phát thành dịch, đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là sinh mạng trẻ em. Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây Tu vong cao.
4 tháng đầu năm, cả nước có trên 8.000 người mắc SXH, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó có 5 ca Tu vong. Riêng tại Hà Nội, tính đến đầu tháng 5 đã có trên 220 người mắc SXH, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2010.
Ông Nguyễn Văn Bình - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
Người mắc bệnh SXH thường có các biểu hiện như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau mỏi người, đau mỏi cơ, khớp, mệt mỏi, có thể chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng, có các chấm nốt xuất huyết dưới da. Trong trường hợp người bệnh sốt cao, mệt lả, nôn, đau bụng, xuất huyết nhiều, đi tiểu ít, mạch nhanh... thì phải khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời. Người mắc bệnh SXH thể nhẹ thì bệnh thường kéo dài 7-10 ngày, sau đó tự khỏi. Các Thu*c sử dụng cho bệnh nhân SXH chủ yếu để điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước và điện giải. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân bị chảy máu nhiều, suy tuần hoàn rất dễ dẫn tới Tu vong.

Dễ phòng tránh

Muỗi không chỉ là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết mà còn có khả năng truyền một số bệnh nguy hiểm cho người như giun chỉ, viêm não Nhật Bản, sốt vàng da... Do đó, để phòng tránh dịch SXH và các dịch bệnh khác do muỗi, người dân có thể dùng Thu*c hóa học phun diệt muỗi toàn bộ nhà cửa, khu vực sinh sống; dùng vợt điện, đèn bẫy muỗi, dùng lưới chống muỗi; bỏ màn khi ngủ.

Đối với loại muỗi mắt thì biện pháp tiêu diệt hiệu quả nhất là dùng đèn bẫy. Ngoài ra, người dân cần tăng cường vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, diệt loăng quăng, phát quang bụi rậm quanh nhà...

Loài muỗi truyền bệnh thường sống trong môi trường nước sạch, do đó cần đậy kỹ nắp các lu nước sử dụng hàng ngày, lật úp các chum vại, chậu cây cảnh không sử dụng đến.

Theo BS Nguyễn Tiến Lâm (BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư) - Dân Việt
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-canh-giac-dich-sot-xuat-huyet-den-som-9503.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY