Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Cao huyết áp ở trẻ em: Căn bệnh Gi*t người giấu mặt

Cao huyết áp tưởng chừng như chỉ gặp ở người lớn nhưng thực tế nó cũng đe dọa đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Các chuyên gia Hiệp hội Y học Mỹ (AMA) vừa kết thúc nghiên cứu dài kỳ và cảnh báo mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe của trẻ em, trong số này có bệnh cao huyết áp, căn bệnh Gi*t người thầm lặng nhưng lại dễ bị bỏ qua.

Theo số liệu của bệnh viện Boston, có tới 75% số trẻ em mắc bệnh nhưng lại không được phát hiện, tại Mỹ hiện có gần 2 triệu trẻ em độ tuổi từ 3 - 18 mắc bệnh tiền cao huyết áp và cao huyết áp.

Cũng theo các chuyên gia ở AMA, việc bỏ qua căn bệnh cao huyết áp ở trẻ em dễ hiểu bởi ngộ nhận cho rằng nó xuất hiện ở nhóm người lớn, cao tuổi có tiền sử mắc bệnh chứ ít khi xuất hiện ở nhóm trẻ tuổi.

Tuy nhiên, trong thực tế tỷ lệ trẻ em mắc bệnh béo phì, lười vận động khá cao nên căn bệnh này lại càng phát triển và đang trở thành đại dịch. Rất may, cao huyết áp ở nhóm người trẻ tuổi có thể điều trị dễ dàng bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống khoa học, trong đó nên chú ý đến 5 khuyến cáo dưới đây:


1. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý: trọng lượng cơ thể được tính bằng công thức BMI, nếu BMI hợp lý sẽ làm giảm rủi ro mắc bệnh cao huyết áp cao.

BMI được tính bằng công thức: BMI = Trọng lượng: (Chiều cao)2. Trọng lượng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét. Ví dụ, một người nặng 55kg, cao 1,6m thì BMI = 55: (1,6)2 = 21,48. Nếu IBM 18,5 - 24,9 là bình thường, nếu từ BMI = 25 - 30 là thừa cân và trên 30 được xem là béo phì.

2. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, hợp lý, hạn chế ăn thực phẩm ăn nhanh, nhiều đường nhiều mỡ.

Tăng cường chế độ ăn uống giàu chất xơ, chú trọng đến rau xanh, trái cây và đảm bảo đủ dưỡng chất, calo cần cho mỗi ngày.

3. Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ: phần lớn trẻ mắc bệnh cao huyết áp là lười vận động trong khi đó lại thường lạm dụng đồ ăn, đồ uống giàu calo, nhiều đường, mỡ, nhưng nếu duy trì cuộc sống vận động, hạn chế ngồi trước màn hình vi tính, TV, tăng cường tập thể dục, hoạt động thể chất thì tỷ lệ béo phì, dư thừa trọng lượng sẽ giảm hẳn và kết quả ít mắc bệnh hơn.

4. Giảm thực phẩm giàu chất béo, đường và muối: hầu hết các loại thức ăn nhanh trên thị trường hiện nay đều có hàm lượng natri (muối), chất béo và đường rất cao nên hợp với khẩu vị của giới trẻ và ăn lâu ngày thành nghiện, hậu quả phát sinh béo phì, cao huyết áp.

Để hạn chế, các bậc cha mẹ quan tâm nhiều hơn đến chuyện ăn uống của con trẻ, tăng cường các bữa ăn tại gia đình, đủ chất và có lợi cho sức khỏe, hạn chế tối đa 3 chất bất lợi kể trên.

5. Dạy trẻ cách đối phó với stress: theo nghiên cứu của các chuyên gia ở bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) thì stress (căng thẳng) là thủ phạm làm gia tăng bệnh cao huyết áp, kể cả người lớn lẫn trẻ em, vì vậy duy trì cuộc sống không stress sẽ có lợi, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tâm thần và cuối cùng là giảm huyết áp.

AloBacsi.vnTheo Khắc Nam - Sức khỏe & Đời sống/BNC

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cao-huyet-ap-o-tre-em-can-benh-giet-nguoi-giau-mat-n14549.html)

Tin cùng nội dung

  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY