Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Cắt bỏ chi chỉ vì... cắt móng sai cách

Chỉ là một vết thương khi cắt móng chân, cắt một mảng chai cứng ở gót chân, nếu những bệnh nhân tiểu đường không được phát hiện và điều trị sớm, rất dễ phải cắt bỏ chân.
Người mắc bệnh tiểu đường cần thận trọng khi cắt móng chân, móng tay

Lơ là dấu hiệu lạ

Điều trị sau cắt chi tại Khoa Nội tiết tiểu đường (BV Bạch Mai), ông Hoàng Văn Lâm (60 tuổi, Bắc Ninh, mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khá lâu nhưng mới phát hiện bệnh) không ngờ từ một vết thương rất nhỏ khi ông cắt móng chân gây ra lại để lại hậu quả nghiêm trọng đến vậy.

Theo lời ông Lâm, thấy móng chân dài, tiện con dao gọt hoa quả trên bàn, ông dùng luôn vào việc cắt móng. Khi cắt, ông trượt tay nên dao cứa vào thịt, gây ra vết thương ngay mép ngón.

Ông cứ nghĩ, vài ngày vết thương tự lành, nên chỉ lưu ý không để vết thương bẩn, ngấm nước. Nhưng vài ngày sau, vết loét xâm lấn rộng, bôi Thu*c mỡ cũng không lành. Ông tìm đến viện thì vết thương đã có biểu hiện gây hoại tử. Bác sỹ chỉ định buộc phải tháo bỏ ngón chân để ngăn chặn vết loét nhiễm trùng gây hoại tử lan rộng.

Phát hiện bệnh tiểu đường được hơn một năm, bà Nguyễn Thị Thanh (63 tuổi, Hưng Yên) nhập viện với bàn chân bị loét và nhiễm trùng nặng do trước đó tự dùng dao lam cắt bỏ mảng chai cứng ở gót và ngón chân.

“Thấy có mảng chai cứng ở gót chân, tôi tự cắt bỏ. Không ngờ chỉ sau một thời gian ngắn, vết cắt bỏ loét lan rộng và ăn sâu vào trong, mưng mủ. Bác sỹ nói, đây là một biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra. Nếu tới viện sớm, thì tôi đã không phải cắt bỏ chi thế này”, bà Thanh than thở.

Theo BS Phạm Thị Hồng Hoa, Khoa Nội tiết tiểu đường (BV Bạch Mai), mỗi ngày Khoa khám ngoại trú cho khoảng 80 - 90 bệnh nhân tiểu đường, trong đó có khoảng 10 bệnh nhân đến khám do nhiễm trùng bàn chân và bàn tay.

“Nguyên nhân dẫn tới loét, phải cắt bỏ chi thường tiềm ẩn từ những hành động bình thường của người bệnh như: Cắt lẹm móng chân, tự ý cắt các vết chai cứng ở gót chân, do đặc thù của bệnh tiểu đường với lượng đường trong máu luôn cao, đây chính là “mồi ngọt” cho vi khuẩn phát triển thuận lợi.

Người bệnh thường bị phối hợp cả biến chứng thần kinh, làm mất cảm giác đau, không phát hiện và chăm sóc vết thương ngay từ đầu, nên dễ nhiễm trùng lan rộng và gây hoại tử”, BS Hoa nói.

Biến chứng dẫn đến cụt chi phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường

Bắt buộc phải khám định kỳ

GS Tạ Văn Bình (nguyên Giám đốc BV Nội tiết T.Ư) cho hay, bệnh lý loét bàn chân là một biến chứng của tiểu đường. Trên thế giới cứ 20 giây có một người phải cắt chân vì tiểu đường, 6 giây có 1 một người Tu vong vì bệnh tiểu đường. Biến chứng bàn chân dễ nhìn thấy, để lại hậu quả tức thì mà bất cứ bệnh nhân bị tiểu đường nào cũng lo sợ.

Vì vậy, để phòng ngừa biến chứng sớm thì người bệnh nên thăm khám bàn chân ít nhất một năm một lần. Người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết cũng như huyết áp, nên làm xét nghiệm định kỳ chỉ số HbA1c. Người bệnh cần lưu ý không được đi chân đất, không ngồi khoanh chân, vắt chéo khiến đầu gối co cứng, không dùng nước nóng lâu, nên dùng xà phòng để rửa chân buổi tối trước khi đi ngủ.

Khi bàn chân xuất hiện những dấu hiệu nhỏ nhất, cũng cần tham vấn bác sĩ điều trị kịp thời. Điều đặc biệt, người bị bệnh tiểu đường không được hút Thu*c lá, cắt móng chân không được cắt sâu vào khóe chân. Khi tắm, cần kiểm tra toàn bộ bề mặt da để phát hiện sớm bất kỳ tổn thương nào ở bàn chân như vết thương, trầy xước, vết loét, cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng quặp, phồng nước...

Theo Vũ Anh - Báo Giao thông

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cat-bo-chi-chi-vi-cat-mong-sai-cach-n215045.html)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY