Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Cây loét miệng tiêu viêm, lợi niệu

Theo kinh nghiệm dân gian dùng cả cây trị viêm loét miệng, dùng được cả cho trẻ em, không gây tác dụng phụ, do vậy cây có tên là cây loét miệng.

Dược liệu dùng làm Thu*c là lá và ngọn non hoặc dùng toàn cây bỏ rễ, thái nhỏ, phơi, sấy khô dùng dần. Theo Đông y, dược liệu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Theo y học hiện đại, nghiên cứu cho thấy cây loét miệng có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, làm se vết loét...

Cây loét miệng tiêu viêm, lợi niệuLá cây loét miệng trị loét lưỡi, họng,đau dạ dày.

Chữa viêm lưỡi, loét lưỡi họng

Bài 1: Lá cây loét miệng tươi nấu nước uống thay trà hàng ngày.

Bài 2: Bột cây loét miệng 200g, bột cam thảo 30g. Trộn đều. Hãm với nước sôi, ngày uống 30g chia 3 lần.

Bài 3: Nước sắc cây loét miệng cho mật ong vào cô thành cao lỏng, bôi hàng ngày.

Chữa đau dạ dày

Bài 1: Cây loét miệng 30-50g, thêm nước vào sắc, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau, có thể thêm đường cho dễ uống.

Bài 2: Lá cây loét miệng 5kg, đường phèn 2kg, mật ong 1000ml. Nấu lá cây loét miệng với nước thành cao, cho 2kg đường phèn vào nguấy tan, cô lại. Cuối cùng cho mật ong vào, đóng vào chai. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 20-30 ml, uống trước khi ăn hoặc khi đau.

Bài 3: Cây loét miệng (khô) 3kg, cam thảo 0,5kg. Hai vị tán bột mịn, trộn đều. Ngày uống 2 lần trước khi ăn, mỗi lần dùng 10 -15g. Có thể thêm đường cho dễ uống...

DS. Nguyễn Thị Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cay-loet-mieng-tieu-viem-loi-nieu-n176564.html)

Chủ đề liên quan:

Cây loét miệng lợi niệu tiêu viêm

Tin cùng nội dung

  • Cây nguyệt quới có tên khoa học Murraya paniculata (L.) Jack, thuộc họ Cam Rutaceae. Thấy mọc hoang ở trong rừng còi hoặc trồng làm cảnh hay làm hàng rào nhờ có hương thơm.
  • Cây phèn đen là loại mọc hoang ở ven rừng hay bờ bụi khắp mọi miền hay được trồng làm hàng rào, Thuốc nhuộm hoặc làm Thuốc trị bệnh nhờ giàu dược tính.
  • Xa tiền thảo là cả cây mã đề. Theo Đông y, xa tiền thảo vị ngọt, tính hàn; vào can, thận và bàng quang. Có tác dụng lợi niệu thẩm thấp...
  • Hạt mã đề – tên Thuốc gọi là xa tiền tử, là hạt của cây mã đề, thuộc loài cỏ sống lâu năm, có ở khắp nơi trên đất nước ta từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Xa tiền tử thu hoạch vào khoảng tháng 7 - 8 khi quả chín già, đem nhổ cây về phơi khô và thu lấy hạt.
  • Cháo lá sen có tác dụng làm thanh nhiệt, mát huyết, bổ âm, sinh tân, tiêu viêm, hết ngứa: Lá sen nửa tàu, cho vào cùng gạo nấu nhừ thành cháo, ăn ngày 1 đến 2 lần. Cần ăn một thời gian.
  • Theo y học cổ truyền, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, ho lao…
  • Theo y học cổ truyền, bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, lương huyết, tiêu viêm.
  • Theo Đông y, cành, lá cây trâu cổ có vị chua đắng, tính bình có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm.
  • Tên khác: cây tề, địa mễ thái hay tề thái, cỏ tam giác. Tên khoa học: Capsella bursa - pastoris (L.) Medic., họ cải (Brassicaceae).
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY