Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Cà pháo chữa bệnh Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, ho lao…
Theo y học cổ truyền, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, ho lao… y học cổ truyền sử dụng quả già và toàn cây để làm Thu*c với các vị Thu*c nhiều tên khác nhau như: di tử, giả tử, ải qua.

Cà pháo còn có tên gọi là cà dưa, cà gai hoa trắng… rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại cây thân thảo nhẵn nhụi, cao tới 1,5m với thân màu tím đen, hóa gỗ ở gốc. Các lá hình mác thuôn dài, hoa từ trắng đến tím, quả hình cầu hơi nén xuống, có nhiều hạt nhỏ.

Cà pháo nhiều dinh dưỡng như: magiê; kali; natri; sắt; mangan; kẽm; Iốt; caroten (tiền vitamin A); vitamin B1, B2, C, P và chất nhầy.

Bài 1: Chữa tiểu khó, tiểu rắt do nóng: Lá tươi cà pháo hoa trắng 20g, lá của cây đơn buốt 15g, rửa sạch cho hãm như trà uống hàng ngày, uống liền 5 ngày.

Bài 2: Trị ho do lạnh: Cà pháo tươi 60g, bổ đôi, rửa sạch nấu chín cho vào bát, thêm mật ong vừa đủ, nấu lại, ngày ăn 2 lần, dùng liền 5 ngày.

Bài 3: Chữa ăn uống kém, tỳ vị suy yếu: Cà pháo tươi 250g, bổ đôi, rửa sạch có thể nấu cùng với thịt lợn, rau tía tô, gia vị vừa đủ… Cách ngày ăn 1 bữa, 10 ngày 1 liệu trình.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị trĩ giai đoạn đầu mới mắc: Lá cà đốt tồn tính trên gạch hoặc ngói sạch, nghiền thành bột, mỗi lần 6g, ngày 2 lần, uống với nước cháo gạo, ngày ăn 1 lần, 10 ngày 1 liệu trình.

Bài 5: Chữa chân tay bị nứt nẻ: Dùng rễ hoặc cả cây cà khô nấu nước ngâm rửa chân hàng ngày rất hiệu nghiệm.

Bài 6: Trị mụt nhọt sưng tấy khó chịu: Cà pháo tươi, rửa sạch để ráo nước giã nát, cho vào một ít đường đắp ngay chỗ đau, có thể chống sưng, giảm đau nhức.

Bài 7: Giảm ngứa, đau buốt do ong đốt (tổn thương ít): Quả giã nát với lá lốt, lấy nước bôi vào nơi thương tổn ngày 3 lần sẽ giảm cảm giác ngứa, đau buốt.

Lưu ý: Để tránh nhầm lẫn và ngộ độc, ở miền núi có cây cà gai hoa tím có hình dáng tương tự như cây cà gai hoa trắng, chỉ khác là hoa màu tím. Quả màu vàng khi chín đổi sang màu đỏ. Quả này có độc không ăn.

Do cà pháo có tính hàn vì vậy người hư hàn, người mới ốm dậy, suy nhược không nên ăn cà, đặc biệt không nên ăn tái, sống vì có hàm lượng solanin trong quả cà xanh rất cao. Chất solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu...

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ca-phao-chua-benh-y-hoc-co-truyen-15203.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Bá tử nhân còn có tên hạt trắc bách, tên khoa học Semen Thuya orientalis, là nhân hạt phơi hay sấy khô của cây trắc bách: Thuya orientalis L. [Biota orientalis (L) Endl.], họ hoàng đàn (Cupressaceae).
  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.