Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Cây Thuốc đằng hoàng Y học cổ truyền

Có nơi người ta uốn cong cả cành đằng hoàng cắt đầu cho nhựa mủ chảy ra, hứng vào ống tre hay vầu rồi chế thành đằng hoàng thỏi hay miếng như trên.
Xin cho hỏi đằng hoàng">đằng hoàng có phải là hoàng đằng không ạ?

(Trần Văn Tý - An Giang)

đằng hoàng còn gọi là vàng nhựa, vàng nghệ, gommegutte, đom rông, cam rông, roeng (Campuchia).

Tên khoa học Garcinia hanburyi Hook. f (Cambogia gutta Lour, (non L.).

Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae).

Đừng nhầm vị đằng hoàng (Gomme gutte) với vị hoàng đằng (xem vị này). đằng hoàng là vị Thuốc được dùng trong cả đông y và tây y. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đã ghi từ thế kỷ X và trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc) có ghi vị này (thế kỷ XVI). đằng hoàng được dùng ở châu Âu vào năm 1603 (lúc đầu người ta cho đây là dịch mủ của một cây loại xương rồng, mãi tới 1864 Hanburyi mới nghiên cứu xác minh cẩn thận).

Cây to cao 10 - 20cm, thân nhẵn, thẳng đứng, cành ngả xuống đất. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình bầu dục hay hình mác, hai đầu hơi tù, phiến lá dai, nguyên nhẵn, dài 10 - 20cm, rộng 3 - 10cm. Hoa khác gốc, hoa đực mọc ở nách lá, đơn độc hay tụ thành 3 - 6, có cuống, có lá kèm nhỏ, hoa cái mọc ở nách lá, đơn độc, to hơn hoa đực. Quả mọng hơi hình cầu, đường kính 2 - 5cm, phía cuống có đài tồn tại, 4 ngăn, mỗi ngăn có một hạt hơi cong hình cung. Mùa hoa tháng 12 - 1, mùa quả tháng 2 - 3.

Theo những tài liệu cũ thì cây chỉ mới thấy mọc ở miền Nam nước ta, ở Campuchia và Thái Lan. Cần chú ý phát hiện ở miền Bắc. Còn được trồng ở Giava (Indonesia) và Singapore.

Tất cả các bộ phận của cây đều có những ống bài tiết nằm trong mô vỏ, trong like, tủy và cả trong mô gỗ. Thường sau mùa mưa (ở miền Nam, vào các tháng 1 - 5) người ta dùng rìu khía thành vòng xoắn ốc trên thân, những khía sâu vài mm từ dưới đất lên đến cành thứ nhất. Một chất dịch mủ màu vàng chảy ra được hứng vào các ống tre, sau một thời gian nhựa mủ đặc lại. Hơ nóng đều ống tre cho nước bốc hết đi. Chẻ lấy vị đằng hoàng. Mỗi cây mỗi năm có thể cho ba thỏi đằng hoàng dài 0,50cm, đường kính 4cm. Loại đằng hoàng thỏi này được chuộng nhất trên thị trường tiêu thụ. Nhưng có khi vị đằng hoàng còn đang mềm, người ta nặn thành bánh hay thành miếng to nhỏ không đều. Có nơi người ta uốn cong cả cành đằng hoàng cắt đầu cho nhựa mủ chảy ra, hứng vào ống tre hay vại rồi chế thành đằng hoàng thỏi hay miếng như trên.

đằng hoàng hiện nay ít dùng. Trước đây dùng làm Thuốc tẩy nhẹ với liều 0,10 - 0,15g. Với liều 4g có thể ch*t.

Tại Campuchia người ta dùng chữa cảmviêm phế quản.

Ngoài ra còn có tác dụng tẩy giun và tẩy sán.

Trong công nghiệp dùng trong sơn, vẽ màu và chế vecni phủ lên kim loại.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-thuoc-dang-hoang-y-hoc-co-truyen-15136.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Con gái tôi 8 tuổi, cháu hay bị sốt, ho, nhất là khi trời trở lạnh, đi khám kết quả là viêm phế quản cấp. Vì sao trẻ hay bị viêm phế quản, thưa bác sĩ?
  • Cải xanh còn gọi là cải canh hay cải cay, được dùng trong các bài Thu*c chữa viêm phế quản, ho hen, đờm suyễn...
  • Khái thấu đàm ẩm (viêm phế quản) là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, khí táo xâm nhiễm gây ra.
  • Tiết trời mùa thu đông là điều kiện thuận lợi để bệnh lý đường hô hấp phát sinh và tái phát, đặc biệt là bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi.
  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.