Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Cây xương khô chữa đau răng Y học cổ truyền

Hiện nay cây xương khô được trồng ở khắp nơi ở VN làm cảnh và hàng rào vì người ta cho rằng ai vô ý để nhựa cây này bắn vào mắt có thể bị mù. Người ta hái cành tươi ngâm rượu chữa đau răng. Mùa hái: quanh năm.
Cây xương khô là cây gì? có sử dụng làm Thu*c không?

(Nguyễn Văn Dũng - Cần Thơ)

Cây xương khô còn gọi là lục ngọc thụ, quang côn thụ, thanh san hô, san hô xanh, cành giao.

Tên khoa học Euphorbia tirucalli L., (E. viminalis Mill, E. rhipsaloides Lem).

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Mô tả cây

Cây nhỡ có thể cao tới 4 - 7m, thân có thể có đường kính bằng cổ tay, cành nhiều, mọc so le hay hơi vòng, màu xanh, gầy, cành non cũng gầy nhỏ, chỉ mang rất ít lá. Lá nhỏ, hình mác hẹp, hơi dày, rất chóng rụng, phiến lá dài 12 - 16mm, rộng 2mm. Thoáng trông, người ta có cảm tưởng là một cây không có lá. Hoa tập trung ở những chỗ phân nhánh hoặc tận cùng ở đầu cành. Quả nang, hơi có lông, có 3 mảnh vỏ. Hạt hình trái xoan, nhẵn.

Phân bố, thu hái và chế biến

Nguồn gốc ở đảo Mangar (châu Phi). Phát hiện thấy ở Việt Nam từ năm 1970.

Hiện nay được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam làm cảnh và làm hàng rào vì người ta cho rằng ai vô ý để nhựa cây này bắn vào mắt có thể bị mù. Người ta hái cành tươi ngâm rượu chữa đau răng
">đau răng. Mùa hái: quanh năm.

Công dụng và liều dùng

Tại Việt Nam thường người ta chỉ trồng làm cảnh và làm hàng rào vì có nhựa độc.

Một số người dùng chế Thu*c ngậm chữa đau răng
">đau răng như sau: hái lấy chừng 50 cành xương khô, rửa sạch, ngâm ngay vào trong 100ml cồn 900. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê (15ml) cho vào cốc nước, ngậm một chốc, sau đó nhổ đi, ngày ngậm 3 - 4 lần.

Tại Ấn Độ, Philippines và Malaysia người ta dùng cây này để duốc cá.

Tại Indonesia và Malaysia người ta dùng nhựa cây này để chữa một số bệnh ngoài da.

Có thể nghiên cứu làm nguồn chế guta pecka để làm áo đi mưa.

Mới đây người ta đang nghiên cứu trồng cây xương khô để làm nguyên liệu khai thác dầu hỏa.

(Theo Những cây Thu*c và vị Thu*c Việt Nam)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-xuong-kho-chua-dau-rang-y-hoc-co-truyen-15196.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè đến cũng là mùa dễ phát triển các bệnh ngoài da. Trong điều trị các bệnh ngoài da, Thuốc bôi có tác dụng tại chỗ vết tổn thương...
  • Bé N. được mẹ đưa đến trung tâm y tế trong tình trạng bị nhiễm khuẩn da toàn thân. Nguyên nhân là do bố mẹ của N.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Tại nhiều nước Malaysia, Campuchia, Philippines, người ta dùng nước sắc vỏ măng cụt để làm Thu*c chữa đau bụng đi tiêu chảy, chữa lỵ, có khi còn dùng chữa bệnh hoàng đản (vàng da). Cách dùng như sau:
  • Đông y coi ngũ gia bì là một vị Thu*c có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp chủ trị đau bụng, yếu chân... Theo tài liệu cổ, ngũ gia bì vị cay, tính ôn vào 2 kinh can và thận.
  • Bệnh ngoài da thường có biểu hiện chung là ngứa ngáy, đau rát, nên thường gây cảm giác rất khó chịu.
  • Da là một cơ quan đặc biệt của con người. Nó bao phủ hầu hết bề mặt của cơ thể. Ở người cao tuổi (NCT), ngoài việc sức đề kháng bị suy giảm thì sợi tạo keo và sợi liên kết của da cũng bị xơ hóa, chức năng tuyến bã và tuyến mồ hôi cũng bị suy giảm đáng kể, do đó, da của NCT trở nên nhăn nheo, giảm tính đàn hồi, khô hơn, càng dễ mắc bệnh.
  • Vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp, gió nhiều nên các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát tán rất nhanh. Chính vì vậy mà số lượng người mắc bệnh khô da cao hơn các mùa khác.
  • Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y khoa Stanford mới được công bố cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa khả năng sinh sản ở đàn ông với sức khỏe tổng thể.
  • Nắng hè oi bức là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ngoài da như: mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, chốc lở... Dưới đây xin gợi ý cách trị các chứng bệnh ngoài da này bằng cỏ cây, hoa lá.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY