Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Cha mẹ học cách xử lý bệnh “Viêm mũi dị ứng ở trẻ em”

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc mũi bị kích ứng và gây viêm. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn, phấn hoa...

tỷ lệ viêm mũi dị ứng ở trẻ em ngày càng tăng. nhìn chung, 80% bệnh nhân được chẩn đoán là bị viêm mũi dị ứng trước 20 tuổi. trong đó có 80-90% trẻ em có triệu chứng viêm mũi dị ứng tiếp tục đến tuổi trưởng thành.

I. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Giống như viêm mũi dị ứng ở người lớn, trẻ em cũng bị mắc phải do các nguyên nhân sau đây

    Dị ứng với phấn hoa hoặc cây cỏ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Thông thường, trẻ em mắc bệnh hen suyễn thường có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn những đứa trẻ khác. bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng chính là tác nhân gây bùng phát bệnh. nếu gia đình có người bị viêm mũi dị ứng thì khả năng mắc phải bệnh ở trẻ là rất cao.

II. Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường xuất hiện thành từng cơn sau khi trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. và biểu hiện cụ thể đó là:

    Nghẹt mũi gây khó thở, trẻ phải thở bằng miệng.

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ mà các triệu chứng bệnh xuất hiện thường không giống nhau. do đó, nếu thấy con xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào nghi là do viêm mũi dị ứng gây ra, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện để thăm khám.

III. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Bác sĩ sẽ thực hiện đầy đủ tất cả các thủ thuật kiểm tra bao gồm cả lâm sàng và cận lâm sàng để giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng. trước khi tiến hành các xét nghiệm, chuyên viên y tế sẽ đánh giá tình trạng bệnh thông qua các bộ phận như đầu, tai, mắt, cổ họng và mũi.

Nếu không đưa ra được kết quả, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thường hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh, chẳng hạn như:

    Xét nghiệm da: Độ nhạy và độ đặc hiệu cao với hoạt chất gây dị ứng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đo phế dung để xem xét viêm mũi dị ứng có phải do bệnh hen suyễn gây ra. hoặc chụp ct hay nội soi mũi để kiểm tra trực tiếp đường hô hấp có bị nhiễm trùng, đồng thời giúp đánh giá polyp mũi.

IV. Viêm mũi dị ứng ở trẻ em được điều trị như thế nào?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường khó điều trị và bệnh thường tái phát lại. vì vậy, để chấm dứt bệnh cho con, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:

1/ Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng

Mục tiêu điều trị viêm mũi dị ứng là làm giảm các triệu chứng của bệnh xuống mức tối thiểu. tránh không cho trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng là biện pháp hữu hiệu nhất giúp cải thiện và phòng chống bệnh. cha mẹ nên vệ sinh nhà cửa, chăn trải giường, nệm, gối sạch sẽ để hạn chế trẻ tiếp xúc với mạt nhà. bởi đây là một trong những tác nhân gây viêm mũi dị ứng phổ biến.

Ngoài ra, không cho con chơi đùa cùng với thú cưng. đồng thời, dùng máy tạo ẩm để làm ẩm không khí trong nhà, hạn chế tình trạng niêm mạc mũi bị khô gây kích ứng và viêm. khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang cho con. quan trọng hơn, nếu viêm mũi dị ứng ở con là do phấn hoa, cha mẹ không nên phơi đồ ngoài trời, nhất là vào những mùa phấn hoa nhiều.

2/ Dùng nước muối rửa mũi

Đây là cách điều trị viêm mũi dị ứng ít tốn kém nhưng giúp cải thiện bệnh đáng kể. rửa mũi bằng nước muối S*nh l* không chỉ giúp cải thiện chức năng niêm mạc mũi mà còn làm giảm phù nề niêm mạc. không chỉ thế, nước muối còn giúp làm loãng dịch nhầy, đồng thời giúp tiêu diệt vi khuẩn.

Nước muối S*nh l* có thể sử dụng cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên. Vì vậy, bố mẹ có thể dùng để rửa mũi cho con. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước muối, bởi nồng độ natri cao có thể gây teo niêm mạc mũi dẫn đến kích ứng và khiến bệnh thêm nặng.

3/ Dùng Thu*c điều trị

Có rất nhiều nhóm Thu*c dùng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ. Thu*c thường được phân thành 2 loại đó là Thu*c uống và Thu*c dùng tại chỗ.

# Nhóm Thu*c uống

+ Thu*c kháng histamine

Các nhóm Thu*c kháng histamin thế hệ 1 như chlorphenamine giúp làm giảm triệu chứng ngảy mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt ở trẻ em. Tuy nhiên, các loại Thu*c này không có tác dụng trong điều trị nghẹt mũi. Bên cạnh đó, Thu*c có tác dụng an thần gây buồn ngủ và ảnh hưởng đến khả năng học tập và tập trung của trẻ.

Thu*c kháng histamin thế hệ thứ hai như desloratadine, loratadine, cetirizine, levocitirizine, azelastine,… làm giảm đáng kể triệu chứng bệnh chỉ sau 4 tuần sử dụng. bên cạnh đó, Thu*c thường ít gây buồn ngủ và ít tác dụng phụ hơn thế hệ trước đó. nhưng để đảm bảo an toàn cho con trẻ, trước khi sử dụng Thu*c cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

+ Nhóm Thu*c kháng sinh

Thu*c kháng sinh được bác sĩ kê đơn dùng khi bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua Thu*c dùng khi chưa có sự chỉ định của chuyên viên y tế.

+ Thu*c cường giao cảm

Nhóm Thu*c pseudoephedrine, ephedrin và phenylephrine có tác dụng thông mũi và cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Nhóm Thu*c này chỉ dùng cho người lớn nhưng đối với những trẻ bệnh nặng, bác sĩ có thể kê đơn sử dụng.

# Thu*c dùng tại chỗ

Đối với trẻ em, cha mẹ không nên dùng các loại Thu*c co mạch hay Thu*c xịt mũi để điều trị bệnh cho con. bởi Thu*c có thể gây tác dụng phụ dẫn đến choáng và tím tái. bên cạnh đó, những loại Thu*c này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim, gan và thận của trẻ. vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ chỉ nên dùng Thu*c nhỏ mũi có chứa nacl 0,9 để làm sạch mũi cho con.

4/ Phương pháp điều trị bằng Thu*c khác

Leukotriene là chất trung gian gây viêm được sản xuất bởi các tế bào viêm bao gồm cả tế bào mast và bạch cầu ái toan. Hoạt chất này gây ngứa và khó chịu ở mũi. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng và loại bỏ căn nguyên gây bệnh, Thu*c kháng Leukotriene thường được bác sĩ khuyến cáo sử dụng để điều trị bệnh.

Montelukast là Thu*c được khuyên dùng để chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em lớn hơn 6 tuổi. bởi Thu*c dung nạp khá tốt và tác dụng phụ ít. tuy nhiên, sau 2 – 4 tuần điều trị, nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm, cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để xem xét loại Thu*c thay thế khác, phù hợp hơn.

5/ Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch hay giải mẫn cảm là biện pháp liên quan đến việc tiếp xúc giữa cơ thể với tác nhân gây dị ứng. bác sĩ sẽ đưa dị nguyên mẫn cảm vào cơ thể theo đường tiêm dưới da hoặc dưới lưỡi với nồng độ và liều lượng tăng dần. mục đích của việc làm này là kích thích cơ thể hình thành kháng thể để bao vây chống lại tác nhân gây hại. đồng thời giúp cơ thể thích nghi với chất gây dị ứng, ngăn ngừa triệu chứng viêm mũi dị ứng xuất hiện.

Liệu pháp miễn dịch thường mang lại kết quả điều trị khá cao khoảng 60 – 80%. Tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh khá dài ít nhất từ 6 tháng đến 3 năm để cơ thể sản xuất và duy trì kháng thể chống lại tác nhân gây dị ứng. Vì vậy, đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/xu-ly-viem-mui-di-ung-o-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY