Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Chăm sóc sau bó bột trị gãy xương

Bó bột là phương pháp giúp bất động xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu, thúc đẩy quá trình liền xương (nếu gãy xương)
Bó bột là phương pháp giúp bất động xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu, thúc đẩy quá trình liền xương (nếu gãy xương); bảo vệ và giúp phần mềm chóng hồi phục (nếu tổn thương phần mềm). Ngoài ra bó bột còn giúp bệnh nhân giảm đau, giảm sưng nề và giảm co cơ sau chấn thương. Trong một số trường hợp, bó bột nhằm bất động tạm thời trong thời gian chờ phẫu thuật.

Lưu ý sau bó bột

Trong thời gian 24-72 giờ đầu do hiện tượng sưng nề tăng lên làm cho bột có xu hướng chặt lại, người bệnh cảm giác chật chội, căng tức phần chi bó bột. Nếu không được nới bột kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chèn ép bột.

Do vậy, giảm sưng nề trong 24-72 giờ đầu rất quan trọng. Các biện pháp giúp giảm sưng nề bao gồm:

Kê cao chi trong 24-72 giờ đầu để máu trở về tim được dễ dàng. Chi bó bột kê cao hơn mức tim.

Tập vận động lên cơ, gồng cơ trong bột, tập vận động đầu chi phần không bó bột.

Chườm đá: Cho đá vào túi nilon hoặc túi chườm lạnh đặt lên trên bột tại vị trí tổn thương.

Lưu ý các dấu hiệu của chèn ép bột

Khi tình trạng sưng nề tăng làm tăng áp lực trong bột, sẽ gây nên tình trạng chèn ép bột. Nếu người bệnh thấy các biểu hiện sau đây thì đến bệnh viện khám ngay: đau tăng và cảm giác bột bó chặt lấy chi; tê bì hoặc căng tức ở bàn ngón tay hoặc bàn ngón chân (đầu chi); đau rát bỏng hoặc như kim châm; đầu chi sưng nhiều; mất vận động chủ động đầu chi.

Chăm sóc bột bó

Trong những ngày đầu cần chú ý:

Giữ cho bột khô ráo. Nếu để bột ẩm hoặc thấm nước, nước có thể thấm vào lớp vải hoặc giấy lót trên da, gây kích ứng da.

Đi lại trên bột: Trong trường hợp được phép đi lại trên bột, không đi ngay sau khi bó bột mà phải chờ ít nhất 1 giờ đối với bột thủy tinh và 2-3 ngày đối với bột thạch cao. Nếu đi lại sớm (khi bột chưa cứng chắc) sẽ làm hỏng bột.

Giữ cho bột sạch sẽ. Lau sạch da đầu chi phần không bột.

Ngứa: Không được dùng các vật dụng như que để luồn dưới bột gãi ngứa, nếu làm vậy dễ gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm da.

Bệnh nhân không được tự ý cắt ngắn bột hoặc cắt xén mép bột khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Để ý màu sắc da. Quan sát màu sắc da quanh mép bột, nếu thấy da tấy đỏ hoặc trầy xước thì tái khám.

Để ý tình trạng bột. Nếu thấy bột gãy, vỡ hoặc lỏng cần tái khám.

Lời khuyên của thầy Thu*cXương gãy cần nhiều tuần, nhiều tháng để liền xương. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện thời gian đầu, trước khi xương liền một thời gian rất dài. Do vậy hết đau chưa phải là xương đã liền chắc. Chỉ tháo bột khi xương đã liền vững chắc. Đối với chấn thương phần mềm đơn thuần, thời gian bó bột thường là 3 tuần. Đối với gãy xương có thể 3, 6, 8 tuần hoặc lâu hơn tùy loại xương gãy.Tháo bột cần có dụng cụ chuyên dụng, do nhân viên y tế thực hiện, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tháo bột. Nếu tự ý tháo bột có thể gây tổn thương da, hoặc xương không liền nếu chưa đủ thời gian bó bột.Khi bó bột, sẽ xuất hiện tình trạng teo cơ cứng khớp. Tập phục hồi chức năng sau tháo bột rất quan trọng, nhằm nhanh chóng phục hồi sức mạnh của cơ, biên độ vận động của khớp.TS.BS. Dương Đình Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cham-soc-sau-bo-bot-tri-gay-xuong-n130636.html)

Tin cùng nội dung

  • Bó bột nói chung hay các biện pháp bất động khác là một trong những phương pháp điều trị gãy xương bên cạnh điều trị phẫu thuật.
  • Trong giải phẫu cơ thể người, xương đòn là một xương dài tạo nên một phần của bả vai. Nó là một xương dẹt cong hình chữ S. Một đầu xương tiếp khớp với xương ức, đầu còn lại tiếp khớp với xương bả vai, có vai trò quan trọng trong việc vận động của cánh tay, đặc biệt là hoạt động mang vác...
  • Không ít các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương khi vào viện đã trong tình trạng nguy kịch vì không được sơ cứu đúng cách, vùng xương gãy bị tổn thương nặng thêm.
  • Gãy xương là xương bị đứt đoạn, gãy lìa, có khi bị giập nát… do T*i n*n gây ra. Ở người già bị loãng xương chỉ một lần ngã nhẹ cũng có thể làm gãy xương hoặc rạn nứt xương.
  • Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại gãy xương hay gặp và cách xử trí.
  • Bệnh nhân gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm lượng mỡ trong tủy xương trào ra, nguy cơ mỡ di chuyển vào máu, dễ dẫn đến Tu vong.
  • Xương đòn có thể gãy do tác động trực tiếp và do lực gián tiếp truyền lên theo cánh tay sau khi ngã mà vươn bàn tay ra chống đỡ.
  • Nếu gãy xương do chấn thương nên gọi ngay cấp cứu. Bạn cũng nên gọi cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:
  • Ngoài bệnh loãng xương, những bệnh nhân sỏi thận nếu không tích cực điều trị và thực hiện các biện pháp bảo vệ xương, có thể đối diện với sự gia tăng nguy cơ bị gãy xương sau này.
  • Mẹ tôi bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo hàng tuần. Gia đình tôi nghe nhiều người nói người suy thận dễ bị gãy xương nên rất lo lắng cho mẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY