Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Chăm sóc sau bỏng không để lại sẹo

Trẻ bị bỏng cần có cách chăm sóc khoa học, an toàn để ngăn chặn những biến chứng xấu và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Bỏng là T*i n*n thường gặp ở trẻ, số lượng bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu, điều trị, thậm chíTu vong do bỏng ngày càng gia tăng, nhất là vào thời gian nghỉ hè. Nhiều trường hợp bỏng nhẹ nhưngdo xử trí ban đầu, chăm sóc tại nhà không đúng làm vết bỏng sâu hơn, trở thành nặng hơn, biến chứngnhiễm trùng nặng và đôi khi đe dọa đến tính mạng.

Trẻ bị bỏng cần có cách chăm sóc khoa học, tránh để lại sẹo hoặc có những biến chứngxấu

Giữ nguyên bọng nước

Các mẹ chú ý giữ nguyên bọng nước. Thay băng bôi Thu*c đặc trị bỏng mỗi ngày. Khi vết bỏng đỡ đỏthì 2-3 ngày rửa vết thương nhẹ nhàng sau đó băng lại bằng băng gạc sạch.

Bôi Thu*c kháng sinh

Đối với vết bỏng nhẹ ít có khả năng nhiễm trùng. Nhưng đối với vết bỏng lớn hơn, khả năngbị nhiễm trùng làm vết thương lan rộng và lâu khỏi hơn. Vì vậy, sau khi thực hiện sơ cứu bỏng nướcsôi như trên bạn nên dùng các loại kem bôi vết bỏng có chứa thành phần kháng sinh chống nhiễm trùngcó bán tại các hiệu Thu*c.

Tuy nhiên, Thu*c được sử dụng cho trẻ cần được tư vấn bởi bác sĩ uy tín. Cha mẹ không nên muaThu*c theo người khác "mách", bởi Thu*c không đúng thành phần sẽ không phù hợp với vết thương củatrẻ.

Tăng cường thực phẩm cần thiết cho trẻ

Ăn một số thực phẩm, nước trái cây có chứ vitamin C để tăng sức để kháng cho cơ thể như vitaminC, D…. có trong cam, chanh. Phương pháp chữa bỏng trên có hiệu quả ngay cả khi áp dụng để điều trịvết bỏng dầu ăn gây ra.

Kiêng một số thực phẩm

Không nên cho trẻ ăn rau muống khi có vết thương

Về vấn đề ăn uống không cần kiêng gì, giữ chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên hạn chế cho bé ăn raumuống hoặc đồ nếp vì nếu bé ăn nhiều dễ bị lồi thịt tại vết bỏng sẽ gây mất thẩm mỹ.

Đưa trẻ đi khám

Đưa bé đi khám trong quá trình chăm sóc tại nhà. Nếu phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng như da bịđỏ lên hoặc mất màu ở vùng da quanh vết bỏng hoặc có mùi hôi thì phải đưa bé tới các cơ sở y tế đểkhám.

Phòng tránh bỏng cho trẻ

Điều quan trọng là cần phòng tránh nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Trẻ nhỏ vốn hiếu động, tò mò,… dođó cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, sắp xếp đồ đạc mọi thứ quanh nhà hợp lý.

Để phích nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa,... ở nơi trẻ không sờ hoặc vớitới được. Bố trí bếp và nơi nấu ăn hợp lý như để bếp lò phẳng, cao để trẻ không với tới được hoặccó vách ngăn không cho trẻ tới gần.

Khi nấu ăn luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong. Không để trẻ nhỏ tự ăn, tự tắm vòi nướcnóng lạnh, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ. Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấutránh xa trẻ để không va đụng. Kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống.Không nên ăn thức ăn nóng khi bế trẻ nhỏ,…

Để phòng bỏng ở trẻ, quan trọng nhất là ý thức của cha mẹ với con cái. Cần thường xuyên để mắt tới trẻ,để đồ đạc trong nhà gọn gàng, sử dụng các thiết bị bảo vệ an toàn…

Khi trẻ bị bỏng, cần tiến hành sơ cứu nhanh nhưng tuyệt đối không được theo những cách của dângian như bôi mắm, rắc vôi bột, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng…. sẽ gây tác dụng ngược, làm vếtbỏng càng nặng hơn, thậm chí khiến trẻ bị sốc dẫn đến Tu vong.

Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cham-soc-sau-bong-khong-de-lai-seo-n203818.html)

Tin cùng nội dung

  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY