Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách tại nhà

Tiêu chảy là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, bệnh có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng chỉ trong thời gian ngắn.

Tại sao trẻ bị tiêu chảy?

Trẻ bị tiêu chảy có thể do ăn phải thức ăn kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu hay có ruồi nhặng bâu vào. Bố mẹ không rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn hoặc dụng cụ cho trẻ ăn không được sạch sẽ,…

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: trẻ bị thiếu men gây nên rối loạn tiêu hóa, thực hành ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc.

Biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, có thể có tần suất đi tiêu nhiều lần trong ngày, trung bình từ 3 - 10 lần/ ngày, hoặc hơn. Phân của trẻ nhìn có thể sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu.

Trẻ bú sữa mẹ có thể dễ sản xuất phân nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trẻ từ 1 tuổi trở lên, thông thường có khoảng 1 - 2 lần đi tiêu một ngày.

Phân trong tiêu chảy cấp thường lỏng nhiều, có nhiều nước, mùi hôi tanh. Bên cạnh đó, vì đây là một hiện bệnh đường ruột, trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác, như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng,..

Thông thường, ở trẻ dưới 1 tuổi, tiêu chảy được định nghĩa khi trẻ đi tiêu gấp đôi số lần đi tiêu bình thường. Đối với trẻ trên 1 tuổi, là khi trẻ đi tiêu phân lỏng nước từ 3 lần một ngày trở lên.

Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà

Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ vẫn cho trẻ ăn uống bình thường, không nên bắt trẻ nhịn ăn bởi có thể dẫn đến hạ đường huyết gây suy nhược cơ thể. Nếu trẻ còn đang bú vẫn cho trẻ bú bình thường và cho ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.

Bù nước, giải điện bằng đường uống

Đối với trẻ bị tiêu chảy vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải bồi phụ lại lượng nước đã mất do trẻ đi ngoài nhiều lần, mà phương pháp bù nước bằng đường miệng là phương pháp tốt nhất.

Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ nên sử dụng dung dịch muối đường (Oresol) để bù nước cho trẻ tốt nhất.

Pha 1 gói Oresol vào 1 lít nước đun sôi để nguội, cho trẻ uống theo yêu cầu (nếu trẻ nôn, uống ít một), mỗi khi cho trẻ uống cần lắc đều dung dịch đã pha, chỉ sử dụng dung dịch này trong vòng 24 giờ.

Nếu trong trường hợp không có sẵn Oresol thì dùng các nguyên liệu sau:

- 1 thìa gạt ngang muối ( dùng thìa cà phê 5ml), 8 thìa gạt ngang đường (thìa cà phê 5ml), 2 hoặc 3 thìa nước cam hoặc chanh, tất cả pha trong 1 lít nước sôi để nguội.

- Hoặc 30g bột gạo, 1 thìa gạt ngang muối (thìa cà phê 5ml ), đun sôi trong một lít nước.

Trẻ bị tiêu chảy, khát nước thì cho trẻ uống theo nhu cầu, cho trẻ uống khi khát. Sau mỗi lần đi ỉa cho uống thêm 1 cốc dung dịch trên. Nếu trẻ bị nôn thì cho trẻ uống ít một và tăng số lần lên.

Cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ

-Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi và cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt.

- Thường xuyên rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ với nước sạch và xà phòng: trước và sau khi chăm sóc trẻ; trước khi cho trẻ ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi.

- Vệ sinh môi trường: nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, vệ sinh nhà cửa hàng ngày, diệt ruồi.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống sôi

Theo Huyền Trần/ Gia đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/cham-soc-tre-bi-tieu-chay-dung-cach-tai-nha-d146109.html

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc

Copy link

https://giadinhvietnam.com/cham-soc-tre-bi-tieu-chay-dung-cach-tai-nha-d146109.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/cham-soc-tre-bi-tieu-chay-dung-cach-tai-nha-355731)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY