Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh

Trẻ bị tim bẩm sinh dễ bị viêm phổi và nhiễm trùng răng miệng. Trẻ nên ăn nhạt, hạn chế chạy nhảy, tránh nơi ô nhiễm và chăm sóc răng miệng tốt.
Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của tim có từ lúc trẻ trong bào thai. Các dị tật này có thể ở các vị trí sau: van tim (hẹp van, hở van, không có lỗ van), buồng tim (tim chỉ có một tâm nhĩ, hay một tâm thất, hay 3 buồng tâm nhĩ), vách ngăn tim hay các động mạch lớn gần tim.

Nguyên nhân

Rất khó xác định nguyên nhân gây ra tim bẩm sinh (TBS). Một số ít do di truyền, phần lớn còn lại do tác động từ môi trường bên ngoài lên bà mẹ lúc mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên như: cảm cúm, sốt phát ban, nhiễm trùng, bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ, uống rượu, uống Thu*c bừa bãi, sống trong môi trường có nhiều tia X, tia phóng xạ, hóa chất độc hại.

Ngoài ra, các bà mẹ trên 40 tuổi sinh con có tỷ lệ bị TBS cao hơn.

Chăm sóc trẻ bị TBS

Tất cả trẻ bị TBS vẫn phải tiêm phòng như mọi trẻ bình thường khác.

Không được cho trẻ bú khi nằm để tránh bị sặc sữa, phải bế trẻ lên và để đầu trẻ cao khi bú. Nếu trẻ không bú được nhiều, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn và mỗi lần số lượng sữa có thể giảm đi.

Đối với trẻ đã ăn cơm, nên cho trẻ ăn nhạt nhưng vẫn đầy đủ chất bổ dưỡng, ăn nhiều rau, trái cây để tránh táo bón.

Những trẻ lớn bị suy tim chỉ nên uống nước khi khát. Ngược lại những trẻ bị TBS tím, máu bị cô đặc nhiều, nên uống nhiều nước.

Trẻ có thể đến trường; gia đình cần kết hợp với nhà trường để miễn cho trẻ chơi những môn thể thao đòi hỏi sự gắng sức cao độ hoặc lao động nặng.

Khi trẻ đã bị suy tim, nên cho trẻ nằm đầu cao khi ngủ.

Trẻ bị TBS rất dễ bị viêm phổi. Để tránh biến chứng này, gia đình nên giữ trẻ ấm khi trời lạnh, không cho trẻ ở những nơi có nhiều khói bụi và khói Thu*c lá. Nếu trong nhà có người bị ho, cảm cúm thì nên tránh xa trẻ.

Ngoài ra, trẻ TBS cũng dễ bị nhiễm trùng vùng răng miệng, từ đó sẽ dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim, rất nguy hiểm. Chính vì thế, gia đình nên hướng dẫn trẻ đánh răng sau mỗi bữa ăn, khám bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Nếu cần nhổ răng hay làm các thủ thuật, phẫu thuật có gây chảy máu phải báo cho bác sĩ biết trẻ bị TBS để được uống hoặc tiêm kháng sinh dự phòng trước và sau thủ thuật, phẫu thuật.

Có phải tất cả đều phải dùng Thu*c?

Không phải tất cả các trẻ bị TBS đều cần dùng Thu*c. Bác sĩ sẽ cho các loại Thu*c khác nhau tùy theo loại bệnh tim và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không tự động ngưng Thu*c hay tăng hoặc giảm liều Thu*c. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào khác thường, nên báo ngay với bác sĩ.

Nên cho trẻ khám lại ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác thường như: sốt, ho, tiêu chảy, nôn mửa, phù, tiểu ít, bỏ bú, quấy khóc, thở mệt, rên rỉ, lừ đừ hay bứt rứt lên cơn tím tái, co giật, hôn mê.

Dù trẻ có bình thường cũng nên đi tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá diễn tiến của bệnh, phát hiện các biến chứng cũng như điều chỉnh lại liều lượng Thu*c cho phù hợp với cân nặng tăng dần của trẻ.

AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe & đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cham-soc-tre-bi-tim-bam-sinh-n1007.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh cần được truyền máu định kỳ, nếu không có máu để truyền định kỳ thì nguy cơ Tu vong là rất cao.
  • Trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần, nặng có thể Tu vong ngay sau khi sinh hoặc bị nhiều biến chứng.
  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY