Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường

Nếu được chăm sóc bàn chân tốt, sẽ giúp cho BN tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý bàn chân do bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng phổ biến, là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân (BN) phải nhập viện. Đó là một gánh nặng đòi hỏi những chi phí lớn không chỉ về công tác chăm sóc y tế mà cả về kinh tế và xã hội. Nhưng nếu được chăm sóc bàn chân tốt, sẽ giúp cho BN tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Hàng ngày, bàn chân phải chịu một khối lượng lớn trọng lực của toàn bộ cơ thể, vì thế có rất nhiều nguyên nhân gây nên các biến chứng ở bàn chân và các nguyên nhân này thường phối hợp với nhau làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh mạch máu ngoại vi và nhiễm trùng.

Nếu tổn thương mạch máu ngoại vi phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi sẽ làm vết thương khó liền sẹo, mặt khác, đường huyết (ĐH) cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi là rất cao.

Điều trị viêm loét bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường. Ảnh: TM

Làm gì để phòng biến chứng bàn chân?

Để phòng tránh viêm loét và cắt cụt chi, người bệnh đái tháo đường cần có thói quen chăm sóc bàn chân hàng ngày.

Trước hết, cần kiểm tra bàn chân hàng ngày bằng cách quan sát kỹ xem có sự thay đổi màu da ở chân hay không; xem các kẽ ngón chân, tìm các vết nứt trên da, các vết phỏng rộp, vết thâm, các nốt chai chân và những chỗ đau trên da hay không.

Hằng ngày, cần rửa sạch chân một cách cẩn thận với nước ấm và xà phòng trung tính, đặc biệt là khoảng kẽ giữa các ngón chân. Nhưng tuyệt đối không ngâm chân trong nước quá lâu; trước khi rửa chân hay tắm, nên kiểm tra nhiệt độ của nước xem có quá nóng không. Dùng nhiệt kế, mu tay hoặc khuỷu tay để kiểm tra, nhiệt độ nước không nên quá 37oC. Sau khi rửa, dùng khăn bông mềm thấm khô chân, đặc biệt các kẽ ngón chân. Nếu da chân khô có thể dùng kem dưỡng da bôi lên trên mu chân và dưới lòng bàn chân để giữ cho da được ẩm và trơn, nhưng không bôi vào kẽ ngón chân.

Nên cắt tỉa móng chân theo đường thẳng hoặc theo đường vòng của ngón. Không cắt móng quá ngắn và không cắt sâu vào các góc móng. Làm nhẵn móng sau khi cắt bằng một tấm bìa mài hoặc một chiếc giũa móng. Trong trường hợp khó khăn khi cắt móng chân, nên nhờ người thân hoặc y tá cắt giúp.

Trong trường hợp chân có các vết chai, tuyệt đối không được tự ý cắt bỏ chai chân; không được dùng dao cạo, băng dính hoặc dịch lỏng để loại bỏ vết chai, điều đó có thể làm cho da bị tổn thương. Tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ để tìm cách điều trị.

Không được đi chân trần, ngay cả khi đi trong nhà, bởi vì chân có thể bị tổn thương do va đập mà BN không cảm nhận được. Nên đi giày làm bằng chất liệu mềm, vừa chân. Không đi giày cao gót hoặc các loại giày bó lấy bàn chân và gót chân. Khi đi giày, cần phải mang tất chân và thay tất hàng ngày. Chọn tất có màu sáng, làm bằng cotton hoặc sợi tổng hợp mềm, vừa chân. Không sử dụng các loại tất làm bằng chất liệu nilon hoặc tất bó. Trước khi đi giày và tháo giày, cần kiểm tra mặt trong của giày để chắc chắn không có vật gì trong giày có thể làm tổn thương chân. Nên mua giày vào buổi chiều hoặc cuối ngày. Với những đôi giày mới, nên đi thử từ từ, mỗi ngày khoảng 1 - 2 giờ trong một vài tuần đầu để chân của bạn được làm quen. Không dùng các chai nước nóng hoặc các vật nóng đặt lên chân để làm ấm. Cần che kín mu bàn chân trước ánh nắng.

Cần giữ cho mạch máu ở chân được lưu thông bằng cách đặt chân lên ghế ở tư thế ngang khi ngồi; không bắt chéo chân trong thời gian dài; không đi tất chật, đàn hồi, có vòng cao su ở quanh cổ chân; tập cử động các ngón chân trong khoảng 5-10 phút, vài lần trong ngày. Các hình thức luyện tập như đi bộ, nhảy, bơi lội hoặc đạp xe là những bài tập thể dục tốt và dễ cho vận động của bàn chân, giúp cải thiện lưu thông mạch máu.

Biến chứng bàn chân là một vấn đề rất quan trọng và phổ biến ở bệnh nhân ĐTĐ. Nhưng nếu biết cách chăm sóc tốt đôi chân và kiểm soát tốt ĐH thì có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh xuất hiện.

AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cham-soc-va-bao-ve-ban-chan-cua-benh-nhan-dai-thao-duong-n106072.html)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY