Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh – mẹ chớ xem thường!

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh còn được gọi là bệnh lác sữa, viêm da cơ địa. Đây là bệnh da liễu phổ biến ở trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi và kéo dài trong nhiều năm.

chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh còn được gọi là bệnh lác sữa, viêm da cơ địa. đây là bệnh da liễu rất phổ biến ở trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi và kéo dài trong nhiều năm.

Tìm hiểu về bệnh chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh

Chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da cơ địa – một trong những bệnh lý da liễu rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Đây là bệnh lý đặc trưng bởi những nốt đỏ li ti và các mảng hồng ban trên mặt. Các triệu chứng này gây ngứa ngáy dữ dội khiến trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc.

1. Nguyên nhân

Hiện tại nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm thể tạng vẫn chưa được xác định. tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc bệnh lý này, chẳng hạn như:

    Giới tính: Trẻ sơ sinh có giới tính nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ có giới tính nam.
  • Môi trường sinh sống: Điều kiện sinh sống có ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh chàm thể tạng. Các chuyên gia cho biết, trẻ sinh sống trong môi trường có khí hậu lạnh và ô nhiễm có khả năng cao mắc những bệnh lý về da liễu.
  • Di truyền: Nếu cha mẹ của trẻ mắc các bệnh lý như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm hoặc một số bệnh da liễu khác, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát và nghiêm trọng hơn nếu trẻ tiếp xúc với những tác nhân kích thích như phấn hoa, bụi, lông thú nuôi, dị ứng thực phẩm,…

2. Triệu chứng

Triệu chứng nhận biết chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh:

    Hồng ban xuất hiện trên da mặt, tập trung ở má, cằm và trán.

3. Biến chứng

Chàm thể tạng không gây ra biến chứng nguy hiểm. tuy nhiên nếu không tiến hành điều trị để kiểm soát bệnh, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, gây ngứa ngáy dữ dội cho trẻ.

Trong trường hợp chăm sóc không đúng cách, vùng da tổn thương có thể bị nhiễm trùng.

Điều trị chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh

Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy bạn cần thận trọng trong việc điều trị cho trẻ. để có hướng điều trị đúng cách và an toàn, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

1. Dưỡng ẩm da

Tình trạng da khô do chàm thể tạng có thể kích thích các triệu chứng ngứa ngáy, bỏng rát trở nên nghiêm trọng hơn. ngoài ra, da khô còn có thể gây ra các vết nứt trên bề mặt khiến trẻ bị chảy máu. chính vì vậy, việc đầu tiên bạn cần thực hiện là dưỡng ẩm và giữ da của trẻ ở trạng thái tối ưu nhất.

Với làn da nhạy cảm của trẻ, bạn nên sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ như Vaseline hoặc các tinh dầu tự nhiên. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào cho trẻ.

Thời điểm thoa kem dưỡng thích hợp nhất là ngay sau khi trẻ vừa tắm xong. Sử dụng khăn sạch lau khô và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau đó.

2. Thu*c mỡ

Bên cạnh việc dưỡng ẩm cho da, bạn có thể sử dụng Thu*c mỡ có chứa steroid để làm giảm viêm và ngứa ngáy. Tuy nhiên hoạt động của Thu*c có thể gây kích ứng đối với một số trẻ, vì vậy cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn loại Thu*c thích hợp.

Nên sử dụng Thu*c có nồng độ thấp (khoảng 0.03%) và tuân thủ chỉ dẫn để giảm rủi ro khi sử dụng.

3. Thu*c ức chế histamine

Trong trường hợp trẻ bị chàm thể tạng do phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ kê toa Thu*c kháng histamine.

Thu*c kháng histamine chỉ được sử dụng cho trẻ sơ sinh có sức khỏe ổn định và sinh đủ tháng. với những trẻ gặp các vấn đề sức khỏe đặc biệt, bác sĩ sẽ cân nhắc trước khi chỉ định loại Thu*c này.

lưu ý: không sử dụng Thu*c steroid bôi ngoài có nồng độ cao, Thu*c steroid đường uống, Thu*c ức chế miễn dịch đường uống và đường bôi cho trẻ sơ sinh – trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Chăm sóc cho trẻ bị chàm thể tạng

Chế độ chăm sóc có tác động trực tiếp đến mức độ tiến triển và ảnh hưởng của bệnh chàm thể tạng. Do đó bạn cần chăm sóc đúng cách để giảm các triệu chứng ngứa rát, đỏ, sưng trên da của trẻ.

Các biện pháp chăm sóc cho trẻ bị chàm thể tạng:

    Tránh xa những tác nhân có khả năng gây kích ứng cao như bụi, phấn hoa, lông chó mèo, thực phẩm gây dị ứng,…

Nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng (nóng sốt, sưng viêm, đỏ rát nghiêm trọng,…) bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cham-the-tang-o-tre-so-sinh)

Tin cùng nội dung

  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Vừa chào đời, bé Nguyễn Hồng Vũ đã mắc chứng ly thượng bì bọng nước bẩm sinh khiến khắp cơ thể lở loét và bị cha mẹ bỏ rơi. Câu chuyện của bé trai tội nghiệp ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY