Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trước và sau khi nghỉ ở nhà tránh dịch có gì khác biệt?

Ngoài việc nên cho trẻ ăn sáng tại nhà thì chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng cần có sự điều chỉnh để các bé mạnh mẽ hơn, thích nghi với hoàn cảnh đi học khi dịch chưa hoàn toàn chấm dứt.

Bắt đầu từ khi trẻ con đi học trở lại, các bố mẹ vẫn cẩn thận trang bị các biện pháp phòng tránh virus COVID-19 cho con, nhưng vấn đề được quan tâm hơn cả là Quay trở lại trường học sau đợt nghỉ dịch, những học sinh bán trú có thể ăn 2 - 3 bữa ở trường. Làm thế nào để tăng cường bổ sung

Khi trẻ nghỉ học ở nhà, giờ ăn có thể thay đổi do bé thường ngủ muộn hơn, và có điều kiện được cha mẹ chăm sóc, ăn uống đầy đủ. Khi quay lại trường, thay đổi thời gian sinh hoạt, nhiều trẻ học bán trú ăn 2-3 bữa nhưng không phải bé nào cũng bắt kịp với nhịp sống mới ngay được. Tốt nhất các phụ huynh nên tìm hiểu thực đơn bé ăn ở trường, món ăn và số lượng bé ăn có đủ không để điều chỉnh vào bữa ăn buổi tối.

Trong bữa ăn tối ở nhà, nên thay đổi món ăn tránh trùng lặp với món ăn ở nhà trường, chế biến món ăn bé ưa thích để bé ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, bố mẹ có thể bổ sung thêm 1 hộp sữa cho bé uống vào buổi tối trước khi ngủ khoảng 30 – 60 phút vừa bổ sung thêm dinh dưỡng mà lại đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Được biết uống nước cam giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại dịch bệnh. Theo bác sĩ, trẻ em nên uống nước cam hàng ngày như thế nào để mang lại hiệu quả?

Nước cam là nguồn cung cấp vitamin C rất tốt. Nên cho bé uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Không cho uống lúc đói sẽ cồn cào ruột làm bé khó chịu. Không uống trước khi ngủ vì bé dễ đái dầm, không uống cùng với sữa vì sữa sẽ kết tủa. Nếu trẻ lớn nên tập cho bé ăn cam cả tép. Và bố mẹ có thể thay đổi các hoa quả khác cho bé ăn chứ không chỉ dùng mỗi cam.

So với trước đây khi chưa có dịch COVID-19 xảy ra, trẻ đang ở tuổi đi học có cần bổ sung thêm gì khi mang tới trường không thưa bác sĩ?

Trước đây khi chưa có dịch, nhiều phụ huynh không kịp cho con ăn sáng hoặc ăn rất ít, các mẹ lo lắng con bị đói nên thường nhét vào cặp con hộp sữa nước để con bổ sung thêm vào khẩu phần ăn. Bây giờ con mới quay lại trường chưa quen với nhịp sống mới thì việc đó càng cần thiết để bổ sung vào khẩu phần ăn cho bé.

Ở trường, trẻ thường ăn uống tập trung tại nhà ăn hoặc trong lớp học cùng nhau, khi quay trở lại trường sau thời gian dài nghỉ tránh dịch, học sinh có nên thay đổi thói quen này?

Có thể nói ăn tại nhà ăn của trường là tốt. Tuy nhiên, thời gian này có thể cho các bé ăn tại lớp, hoặc chia thành nhiều phòng ăn nhỏ, hoặc ăn lệch ca giữa các lớp sẽ hạn chế việc tập trung quá nhiều học sinh ăn uống một lúc.

Trẻ có cần phải mang theo bát đĩa, cốc uống nước cá nhân khi quay lại trường trong thời điểm dịch COVID-19 chưa hoàn toàn kết thúc không thưa bác sĩ?

Không cần thiết, vì các cô đã chia từng khẩu phần riêng cho các bé rồi. Trẻ chỉ cần mang bình uống nước riêng thôi, và nhắc các con không chia sẻ thức ăn với nhau trong thời gian này.

Trẻ nhỏ thường thích ăn vặt nhưng nhiều món ăn vặt lại có hại cho sức khỏe. Trong thời điểm dịch bệnh này, có món ăn vặt nào giúp trẻ nâng cao sức khỏe nên bổ sung hàng ngày hay không, thưa bác sĩ?

Đối với trẻ để tránh tình trạng đến bữa ăn bé không chịu ăn, tốt nhất không nên cho ăn vặt trước bữa ăn như bánh kẹo ngọt, bim bim, nước ngọt… Thay vào đó có thể cho bé sử dụng sữa chua giúp kích thích tiêu hóa, hoặc uống một ly sữa vừa bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt cung cấp canxi, vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi cho xương chắc khỏe, phát triển chiều cao tối ưu.

Trẻ lười ăn, biếng ăn thì sao thưa bác sĩ, có cách nào khác để tăng cường sức đề kháng giúp bé mạnh mẽ hơn?

Trước tiên, bố mẹ cần tìm xem nguyên nhân tại sao bé lại biếng ăn, biếng ăn khi ở nhà hay khi ở lớp học. Nếu bé không chịu ăn ở lớp có thể do thay đổi môi trường đột ngột làm bé chưa thích nghi giờ giấc, các món ăn ở nhà trường (món ăn không phù hợp khẩu vị của bé). Mặt khác ở nhà có bố mẹ, ông bà cho ăn, ở lớp là cô giáo nên cũng khác lạ, nhất là bé mầm non nghỉ quá lâu giờ quay lại nên lo lắng, sợ hãi... làm bé biếng ăn.

Phụ huynh cần kết hợp cô giáo tìm hiểu nguyên nhân. Nếu do thay đổi môi trường thì cần có thời gian cho bé làm quen lại, có thể đón bé sớm những ngày đầu. Tìm hiểu thực đơn của trường để có thể phối hợp chế biến món ăn bé ưa thích vào buổi tối để bé ăn được nhiều hơn. Khẩu phần ăn của bé cần bổ sung thêm thực phẩm có nhiều vitamin (A, D, C…) và các khoáng chất (canxi, kẽm, magie, selen…) nhằm tăng cường sức đề kháng, tăng miễn dịch cho bé. Đặc biệt lưu ý bổ sung thêm lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích các tế bào dưới niêm mạc tiết kháng thể IgA vô hiệu hóa các kháng nguyên (vi khuẩn, virus gây bệnh), tăng miễn dịch toàn diện, bảo vệ đường ruột và ngăn chặn cũng như tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Việc bổ sung các vi chất này thông qua thực phẩm đa dạng là tốt nhất, mặt khác nếu bé không ăn đủ, có thể bổ sung 1-2 hộp sữa vừa cung cấp thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng, vừa thêm được canxi, vitamin D giúp bộ xương phát triển khỏe mạnh, cao hết tiềm năng.

Sữa nước Nestlé với công thức Nutristrong độc quyền từ Nestlé Thụy Sỹ. Mỗi hộp sữa Nestlé cung cấp 25% nhu cầu canxi mỗi ngày giúp xương chắc khỏe, cho cơ thể mạnh mẽ luôn đồng hành cùng ý chí của bé.

Sữa Nestlé giới thiệu bốn hương vị thơm ngon cho bé gồm sữa trắng có đường, sữa trắng ít đường, sữa việt quất và sữa dâu trắng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong các lựa chọn thức uống dinh dưỡng, Nestlé đồng thời ra mắt sữa chua uống dinh dưỡng đầu tiên có chứa tổ yến Nestlé YOGU.

Mỗi hộp sữa chua Nestle YOGU có chứa tổ yến và 5 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ như Vitamin A, Vitamin D, Canxi, Kẽm & Chất Xơ; giúp trẻ Mạnh Mẽ & luôn sẵn sàng trước mọi thử thách.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/che-do-dinh-duong-cho-tre-truoc-va-sau-khi-nghi-o-nha-tranh-dich-co-gi-khac-biet-20200521124612675.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...