chỉ số axit uric cao là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout. tuy nhiên axit uric đạt đến nồng độ nhất định mới phát sinh cơn đau gout cấp tính đầu tiên.
Axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa purin. axit uric là thành phần vô hại và thường được đào thải hoàn toàn qua đường bài tiết. tuy nhiên, khi cơ thể bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa nhiều purin làm nồng độ axit uric trong máu tăng nhanh. hoặc quá trình bài tiết axit uric bị cản trở khiến chúng tồn đọng trong cơ thể. đây là những nguyên nhân trực tiếp khiến tình trạng axit uric cao xuất hiện.
Thông thường, chỉ số axit uric cân bằng không vượt quá 7 mg/dl ở nam giới và 6 mg/dl ở nữ giới. khi chỉ số vượt qua mức cho phép tức là bạn đã gặp phải tình trạng axit uric tăng cao.
Tuy nhiên, chỉ số này vẫn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khác nên không hoàn toàn phản ánh đúng nồng độ axit uric trong máu. nếu bạn đã sử dụng những loại Thu*c có khả năng khiến axit uric tăng trong thời gian gần xét nghiệm hãy thông báo với bác sĩ để tiến hành xét nghiệm vào thời gian khác. cố gắng trình bày những vấn đề về sức khỏe và các loại Thu*c bạn đang dùng với bác sĩ để kết quả xét nghiệm axit uric được phản ánh đúng nhất.
Khá nhiều người nhầm lẫn tình trạng axit uric tăng cao với bệnh gout. nếu chỉ số axit uric trong khoảng 7 – 9 mg/dl và không xuất hiện triệu chứng, tình trạng này có thể cải thiện hoàn toàn và chưa chuyển sang giai đoạn gout.
Thông thường, khi nồng độ axit uric cao hơn 10 mg/dl cơn đau gout cấp tính mới xuất hiện – đây là triệu chứng đặc trưng nhất để xác định bệnh lý này. tuy nhiên, việc phát sinh cơn đau gout phụ thuộc vào nồng độ axit uric và cơ địa của từng người. một số trường hợp nồng độ axit uric cao trên 12 mg/dl nhưng chưa phát sinh triệu chứng đặc trưng nào.
Vì vậy, bệnh gout xuất hiện không chỉ phụ thuộc vào chỉ số axit uric mà còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. để xác định bệnh sớm nhất, bạn nên thăm khám đều đặn để kiểm tra chỉ số axit uric và thực hiện xét nghiệm dưới kính hiển vi phân cực để xác định khớp có xuất hiện tinh thể muối urat hay không.
Khi cơ thể chưa có triệu chứng cụ thể mà chỉ có nồng độ axit uric tăng cao, bạn hoàn toàn có thể khắc phục dứt điểm nếu tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Ngoài gout, tình trạng axit uric cao có thể gây ảnh hưởng đến thận, mạch máu và tim mạch nên bạn cần thận trọng trong việc điều trị. bên cạnh những phương pháp được bác sĩ chỉ định, bạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập để hỗ trợ cơ thể tăng khả năng đào thải thành phần này.
Bạn nên thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời tình trạng axit uric cao, đặc biệt là những người mắc bệnh thận, gan, cao huyết áp và béo phì. nếu chỉ số axit uric cao hãy thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn tiến triển của tình trạng này. thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.