Bệnh theo mùa hôm nay

Chớ xem thường cảm cúm

Theo Ths-BS Trương Đình Khải, giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM, vi rút hay vi khuẩn chính là những tác nhân gây nên bệnh hô hấp.

Chúng xuất hiện quanh năm và có thể tồn tại rất lâu ngoài môi trường, đặc biệt môi trường khô lạnh sẽ khiến mầm bệnh tồn tại lâu hơn.

Nguyên nhân là do mùa lạnh, lượng ánh sáng mặt trời giảm, lượng vitamin D cơ thể tổng hợp giảm, lượng tia cực tím tiêu diệt vi rút cũng giảm, hệ miễn dịch của cơ thể vì thế suy giảm nên dễ nhiễm bệnh.

Trời lạnh, không khí hanh khô hơn dễ làm khô niêm mạc đường hô hấp, mầm bệnh dễ xâm nhập hơn.Tại Việt Nam các vi rút gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Biểu hiện dễ nhận thấy khi nhiễm cúm là sốt. Người bệnh thường bị sốt cao liên tục 39 - 40oC, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, biếng ăn, tiểu ít, nước tiểu vàng sậm; đau đầu, đau họng, ho, chảy mũi, hắt hơi, đau nhức toàn thân. Nôn ói và tiêu chảy cũng có thể xảy ra do rối loạn tiêu hóa, hoặc gây xuất huyết dưới da, viêm kết mạc.

Bình thường, bệnh có thể tự khỏi sau năm-bảy ngày, việc dùng Thu*c là nhằm điều trị triệu chứng như: giảm sốt, giảm đau, giảm ho, giảm tiêu chảy… Tuy vậy, nếu lơ là theo dõi và chăm sóc bệnh không đúng cách, bệnh cúm có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, nhiễm trùng huyết…

Vì thế, nếu thấy người bệnh sốt cao mà dùng Thu*c hạ sốt không đáp ứng từ ngày thứ ba trở đi; lơ mơ, li bì, lạnh run, co giật, đau đầu liên tục và tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, nước mũi đục xanh, thì cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế.

Với người mắc bệnh lý mạn tính, nếu bị cúm thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn. Bệnh nhân HIV/ADS, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, đặc biệt với bệnh nhân ung thư đang điều trị, hay người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát... có nguy cơ Tu vong khi nhiễm vi rút cúm là rất cao.

Phòng ngừa ra sao?

Một nghiên cứu mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe, Trường ĐH Arizona (Mỹ) cho thấy, xử lý vệ sinh những bề mặt thường tiếp xúc sẽ giảm 80% nguy cơ nhiễm cúm. Việc rửa tay bằng nước ấm và xà bông trong khoảng 20 giây, lau lại bằng khăn sạch cũng giúp giảm bệnh này.

Vì vậy, các thầy Thu*c khuyến cáo phải luôn làm sạch và tiệt trùng những bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, nắm vặn của các vòi nước…

Bs khải lưu ý, khi bắt đầu có biểu hiện đau họng vì cảm lạnh, thì cũng đồng nghĩa bạn đang trong thời gian ủ bệnh từ năm-bảy ngày.

Chớ nên chần chừ áp dụng ngay những biện pháp trên. Nếu có triệu chứng sốt do vi rút, tốt nhất là nên ở nhà và hạn chế tiếp xúc với người khác. Trường hợp phải ra ngoài thì nên đeo khẩu trang để hạn chế phát tán mầm bệnh. Duy trì lối sống tốt, ngủ đủ giấc và giữ ấm cơ thể.

Nên tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh cúm vì đây là cách phòng ngừa tốt nhất và hiệu quả nhất.

AloBacsi.vn
Theo Thiên Nga - Phụ Nữ Online
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cho-xem-thuong-cam-cum-n114010.html)

Chủ đề liên quan:

cảm cúm đau họng mangyte.vn

Tin cùng nội dung

  • Ngủ ngáy, mất nước, viêm họng, viêm mũi dị ứng, trào ngược a xít, nhiễm lạnh... có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau họng vào buổi sáng
  • Nếu đã đau họng do nhiễm khuẩn, bạn phải dùng kháng sinh nhưng không nên quá 7 ngày, để tránh gây ra hiện tượng vi khuẩn nhờn Thu*c về sau.
  • Có nhiều loại thực phẩm tự nhiên có khả năng chữa trị hiệu quả chứng đau họng khó chịu.
  • Tôi 40 tuổi. Khoảng 5 năm nay mỗi lần tôi quan hệ với ông xã chưa được 5 phút thì V*ng k*n bắt đầu tiết chất nhờn, đồng thời cổ họng khô khốc và đau rát, ho.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY