Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chống dịch tại Hải Dương để giữ an toàn cho cả nước

Đó là quan điểm của các chuyên gia dịch tễ trong cuộc họp giữa Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 với tỉnh Hải Dương và Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế tại tỉnh này chiều 19/2.
Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Nhận định vùng dịch đáng chú ý tại TP Hải Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết: “Đây không phải trọng điểm dịch, không phải là ổ dịch lớn nhưng cần thiết phải theo dõi, giám sát chặt chẽ, đánh giá tình hình sát sao trong những ngày tới, tuyệt đối không được chủ quan”.

Từ 2 ổ dịch lớn tại tp chí linh và huyện cẩm giàng đã làm làm liên quan dịch tễ đến 10 huyện khác trong tỉnh với các mức độ khác nhau, tùy theo vị trí giáp ranh với 2 ổ dịch (huyện gia lộc phát hiện 1 ca, huyện thanh miện 1 ca, tứ kỳ 1 ca, thanh hà 3 ca, kim thành 5 ca, huyện nam sách 29 ca, huyện kinh môn 64 ca…). trước quyết định thực hiện cách ly toàn xã hội toàn tỉnh hải dương theo tinh thần chỉ thị 16/ct-ttg của thủ tướng chính phủ từ 0 giờ ngày 16/2.

Đánh giá cao sự nỗ lực, quyết liệt chống dịch của đảng bộ, chính quyền, nhân dân hải dương, phó viện trưởng vệ sinh dịch tễ t.ư cho biết, trung tâm y tế dự phòng tỉnh hải dương tăng cường năng lực xét nghiệm, từ 600-1.000 mẫu/ngày lên 30.000 mẫu/ngày; truy vết, cách ly tập trung hơn 14.000 người trong 24 ngày; lấy mẫu xét nghiệm 162.488 mẫu…

Theo pgs.ts trần như dương: “các lực lượng chống dịch tại hải dương, từ trên xuống dưới, đều gồng mình chống dịch, không ngừng nghỉ, dù rất mệt mỏi. tỉnh đã truy vết, cách ly tổng cộng trên 14.000 f1 để tách nguồn lây khỏi cộng đồng; lấy mẫu xét nghiệm trên 160.000 mẫu, gần đây đều lấy trên 10.000 mẫu/ngày,… đó là một sự nỗ lực rất lớn”.

Từ góc độ chuyên gia, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, cần phải nhận thức đúng để thông tin đúng đắn về tình hình dịch bệnh ở Hải Dương. Hiện nay, các địa phương đang có sự lầm lẫn khái niệm ổ dịch và vùng dịch, từ đó dẫn tới “ngăn sông cấm chợ”. Do vậy, cần sớm quy định rõ về ổ dịch và vùng dịch, để các địa phương áp dụng thống nhất. Thông tin về dịch bệnh không được làm nhẹ đi, cũng không được thổi phồng lên, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kép, thậm chí là tạo ra tâm lý “kỳ thị với Hải Dương”.

Một bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam tiên lượng Tu vong

Chiều 19/2, thứ trưởng bộ y tế nguyễn trường sơn và các chuyên gia đã có buổi hội chẩn quốc gia bệnh nhân covid-19 tiên lượng nặng.

Tối 19/2, Hải Dương có thêm 15 ca mắc mới COVID-19

Tối 19/2, bộ y tế cho biết ghi nhận thêm 15 ca mắc mới (bn2348-2362) tại hải dương. như vậy, việt nam có tổng cộng 1.463 ca mắc covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 770 ca.

Việt Nam ghi nhận 4 biến chủng virus SARS-CoV-2

Tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch covid-19 diễn ra sáng 19/2, ts đặng quang tấn, cục trưởng cục y tế dự phòng, bộ y tế cho biết biến chủng virus tại hải dương có khả năng lây lan nhanh hơn ở đà nẵng. việt nam ghi nhận 4 biến thể của virus sars- cov-2.

Bộ trưởng Bộ Y tế nói về vắc-xin COVID-19 cho cộng đồng

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế: “Việt Nam phải cần 150 triệu liều mới đủ tiêm cho người dân. Với vắc-xin Covax chúng ta sẽ có khoảng 30 triệu liều, tiêm trong 6 tháng cuối năm. Bộ Y tế đang tích cực đàm phán với nhiều công ty khác để đảm bảo vắc-xin cho người dân”.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/chong-dich-tai-hai-duong-de-giu-an-toan-cho-ca-nuoc-1795598.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY