Dinh dưỡng hôm nay

Chóng mặt và chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình không phải là bệnh mà là một hội chứng gây nên bởi các tổn thương hệ thần kinh, tai, tim mạch, mắt, tâm thần.

I. Khái niệm

Rối loạn tiền đình gồm có rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

- Rối loạn tiền đình ngoại biên do tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình.

- Rối loạn trung ương do tổn thương nhân hay các đường liên hệ của các dây thần kinh ở não, tiểu não.

+ Chứng chóng mặt, thường xuất hiện ở rối loạn tiền đình ngoại biên.

+ Chóng mặt là một ảo giác về sự di chuyển các vật xung quanh quay, đôi khi người bệnh cảm thấy chính thân họ quay. Cũng có thể cảm thấy sự di chuyển theo chiều ngang và dọc. Chóng mặt theo nguyên tắc bao giờ cũng do nguồn gốc ngoại biên hoặc trung ương.

II. Nguyên nhân

- Tổn thương tim mạch: Mạch máu bị co cứng, hạ huyết áp.

- Tổn thương tai: Chất dịch trong hệ thống ống bán khuyên ở tai bị tắc, viêm trong tai, viêm tai...

- Tổn thương thần kinh: Chấn thương sọ não ở vùng tai, có khối u não, chứng phù não hoặc viêm cột sống.

- Chứng viêm dây thần kinh thính giác.

- Tâm thần: Không quen nhìn thấy máu, sau tiêm chích Thu*c, bị xúc động mạnh, bệnh tâm thần.

- Một số trường hợp do Thu*c: Sốt rét, một số kháng sinh...

III. Triệu chứng

A. Triệu chứng chủ quan

1. Chóng mặt là triệu chứng chủ yếu. BN có cảm giác bị dịch chuyển, mọi vật xung quanh xoay tròn, hoặc chính bản thân BN xoay tròn so với những vật xung quanh. Chóng mặt có thể xuất hiện đột ngột, hoặc có thể xuất hiện từ từ với những cơn nhỏ nối tiếp nhau hoặc chỉ mất thăng bằng nhẹ lúc đi lại và sau đó triệu chứng này trở thành mãn tính.

1.1. Chóng mặt kiểu xoay tròn (vertigo): Trong các loại chóng mặt, kiểu xoay tròn xảy ra nhiều nhất, 50% trường hợp chóng mặt.

- Người bị có ảo giác như mình hoặc mọi vật chung quanh đang chuyển động. Thường là ảo giác xoay tròn, có thể thấy mọi vật chuyển động theo chiều dọc, có cảm giác như đang ngồi trên ghế đu đưa , hay đang đứng trên bong tàu giữa biển. Tuy nhiên một số trường hợp có thể mơ hồ, mất thăng bằng hay mất định hướng. Mặc khác một số bệnh nhân sắp xỉu do thần kinh phế vị kích thích hay bệnh tim mạch cũng có cơn kiểu xoay.

- Chóng mặt không bao giờ liên tục, ngay cả khi tổn thương tiền đình thường trực. Hệ thần kinh trung ương thích nghi với thiếu sót và triệu chứng nên giảm trong vài tuần, kéo dài nhiều tháng thường do tâm lý hay không tiền đình.

- Chóng mặt xảy ra tự phát trong khi các khác xuất hiện khi thực hiện các nghiệm pháp thay đổi tư thế đầu hay áp suất trong tai giữa (như ho, hắc hơi hay nghiệm pháp Valsava).

- Có rất nhiều nguyên nhân chóng mặt kiểu xoay tròn, một số nguyên nhân thường gặp như sau:

1.1.1. Chóng mặt tư thế lành tính: Là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chóng mặt.

- Đặc điểm cơn ngắn xảy ra khi thay đổi tư thế đầu. Hầu hết cơn xảy ra khi nằm xuống, xoay đầu qua phải hay trái trên gối, khi cúi xuống hay nhìn lên trên. Chóng mặt kiểu xoay tròn và nặng hơn khi thay đổi vị trí đầu, không kèm ù tai hay giảm thính lực, bản chất vô hại. Khi kéo dài, người bệnh ngăn ngừa nằm tránh tư thế gây chóng mặt, hậu quả dẫn đến rối loạn chức năng cơ cột sống, giảm chức năng tiền đình hay cả hai.

- Bệnh chiếm từ 17 đến 20% nguyên nhân chóng mặt, thường gặp ở lứa tuổi từ 50-70, mặc dù có thể gặp trong bất cứ nhóm tuổi nào, và gấp 2 lần ở nữ, 50% ở người già, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi.

- Nguyên nhân thường gặp ở người dưới 50 tuổi: Sau chấn thương đầu, đau đầu mạch máu, viêm thần kinh tiền đình, bệnh Meniere. Ở người già phần lớn do bệnh lý thoái hóa hệ thống tai trong, sau phẫu thuật tai. Tuy nhiên đa số trường hợp, người ta không tìm thấy nguyên nhân. Bệnh lành tính, thường sẽ tự động biến mất.

1.1.2. Viêm thần kinh tiền đình:

- Nguyên nhân gây viêm dây thần kinh do vi trùng trong viêm màng não, giang mai hay siêu vi trùng cúm, quai bị, zona, một số chất gây độc như Thu*c kháng sinh streptomycine, chì, oxyd carbon, Thu*c lá, rượu, M* t*y...

- Bệnh nhân có biểu hiện mọi vật xoay tròn xung quanh mình kèm cảm giác ù tai, người bệnh phát hiện thấy một bên tai nghe kém hẳn và nhức đầu bên mặt, cảm giác bì bì da mặt và da ở vùng tai. Viêm thần kinh tiền đình do siêu vi, bệnh nhân sẽ bị rất nặng nhưng vẫn nghe bình thường.

- Điều trị triệu chứng bằng các Thu*c chống chóng mặt, an thần, điều trị ù tai Thu*c tăng tuần hoàn não, giãn mạch. Điều trị nguyên nhân: Kháng sinh, chống viêm, loại bỏ chất độc nếu tìm thấy nguyên nhân do nhiễm độc tố. Bệnh thường bớt dần trong vòng 1-2 ngày, tuy có khi phải mất đến nhiều tuần mới hết hẳn và ít khi tái phát.

1.1.3. Bệnh Meniere

- Đa số những người mắc bệnh Meniere có triệu chứng: Mất thính lực, cảm giác đầy tai và ù tai do chất dịch tích tụ trong ốc tai. Chóng mặt kiểu xoay tròn do quá nhiều chất dịch trong các ống bán

khuyên. Bệnh tiến triển có những cơn liên tiếp, sau đó là những khoảng thời gian không có triệu chứng. Mỗi cơn kéo dài nhiều phút hay nhiều giờ.

- Điếc tai chỉ xảy ra trong những cơn chóng mặt, sau dần, người bệnh bị điếc vĩnh viễn, nhiều hay ít. Khoảng 5% có triệu chứng duy nhất là tình trạng mất thính lực tái diễn, giữa tốt hơn và xấu hơn.

- Nguyên nhân gây bệnh Meniere chưa rõ, bệnh xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở tuổi 30 đến 60 và sau một thời gian, nhiều người bị bệnh ở cả hai tai.

- Những người mắc bệnh Meniere được khuyên không hút Thu*c hoặc dùng các sản phẩm Thu*c lá khác,

- Ăn uống theo chế độ giảm muối (Eating a Low-Salt Diet) để giảm bớt lượng nước ở tai trong.

- Tránh các sản phẩm có chất caffeine, chẳng hạn như cà phê, trà, nước ngọt và kẹo sô cô la.

- Các sản phẩm được khử chất caffein có thể dùng được. Dùng Thu*c lợi tiểu giúp loại bỏ bớt muối sodium và nước. Để tránh tình trạng mất kali do Thu*c lợi tiểu, dùng thực phẩm giàu chất kali như nước cam vắt, chuối, trái cây khô, nho khô, đào, đậu trắng, khoai tây và đậu phụng không muối.

- Tránh căng thẳng, đề phòng dị ứng thực phẩm, một số thực phẩm dị ứng phổ biến là kẹo sô cô la, rượu đỏ, lúa mì, bia, hải sản có vỏ, và các sản phẩm từ sữa.

- Thu*c điều trị triệu chứng như meclizine (Antivert) và diazepam (Valium) thường sử dụng trong cơn cấp tính, nhưng không giúp ích khi dùng hàng ngày.

1.1.4. Các rối loạn tiền đình ngoại biên khác:

- Chóng mặt sau chấn thương sọ não, chóng mặt kèm nặng đầu, khó tập trung hồi hộp, sợ ánh sáng.

- Ngoài ra, còn có chóng mặt do các bệnh tiền đình ngoại biên khác như: Viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai, các loại Thu*c gây tổn thương tiền đình – ốc tai như: Một vài loại Thu*c kháng sinh, Thu*c lợi tiểu, Thu*c chống ung thư, Thu*c giảm đau, rượu, xạ trị.

1.1.5. Các rối loạn tiền đình trung ương thường gặp:

- Trước một trường hợp chóng mặt xoay tròn dữ dội, kèm ói mửa, chẩn đoán phân biệt tai biến mạch máu ở thân não hay tiểu não, u góc cầu tiểu não và xơ cứng rải rác từng đám. Tổn thương thân não ngoài triệu chứng chóng mặt quay và ói mửa dữ dội, còn nhìn một thành hai (nhìn đôi), nói ngọng, khó nuốt nước hay thức ăn, tê và liệt nữa người.

- Ngoài ra, khoảng 30% trường hợp đau nữa đầu cũng bị chóng mặt, có thể xảy ra trước hay trong cơn.

- Khi có những triệu chứng chóng mặt kiểu xoay tròn, cần đến khám ở chuyên khoa nội thần kinh, hoặc chuyên khoa tai - mũi – họng, để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân mà có hướng chữa trị thích hợp. Việc chữa trị phần lớn là điều trị nội khoa, phòng ngừa tái phát và các bài tập phục hồi chức năng tiền đình.

1.2. Chóng mặt kiểu sắp xỉu (presyncope):

- Sắp xỉu là triệu chứng báo trước cơn ngất xỉu, thường xảy ra hơn, kéo dài từ vài giây đến vài phút và người bệnh thường cảm thấy gần như choáng, ngất, khi cường độ nhẹ thường mô tả không rõ ràng.

- Cơn thường xảy ra khi đang đứng hay ngồi thẳng và không xảy ra khi nằm ngửa, Ngất xỉu hay bất tỉnh là tình trạng mất hay suy giảm ý thức tạm thời do giảm lưu lượng máu lên não đột ngột.

- Nguyên nhân do loạn nhịp tim (nhịp nhanh hay chậm), suy tim, bệnh mạch vành, hạ huyết áp thế đứng, giãn mạch đột ngột (cơn vận mạch phế vị), hạ đường huyết, mất máu cấp. Đây là một cấp cứu nội khoa đòi hỏi phải chẩn đoán nhanh nguyên nhân và hướng xử trí thích hợp

1.2.1. Cơn vận mạch phế vị (vasovagal episode):

- Cơn có thể xảy ra ở một người hoàn toàn bình thường, và hay tái phát.

- Thường xảy ra khi xúc động tinh thần (nơi nóng nực, đông người), sợ hãi, mệt lả, bị chấn thương, hay đau.

- Nhiều trường hợp không tìm thấy nguyên do gì rõ rệt. Mạch máu đột ngột dãn nở, tim đập chậm lại, huyết áp thấp do đó máu lên não giảm. Người bệnh buồn nôn, tái xanh, vã mồ hôi, ngất xỉu. Gác chân lên cao lúc đã nằm xuống, giúp máu về tim nhanh hơn có thể làm triệu chứng mau thuyên giảm.

1.2.2. Hạ huyết áp khi đứng dậy (orthostatic hypotension):

Đứng lên nhanh trong lúc đang nằm, cảm giác choáng váng, có khi xỉu. Khi ngồi dậy từ một vị trí thấp, thường cơ thể có phản xạ co mạch, các mạch máu co thắt lại để áp huyết không tụt thấp, và lượng máu cung cấp cho não bộ trong tư thế đứng vẫn đầy đủ. Trường hợp bệnh lý mạch máu không co thắt đủ để đưa máu lên não bộ gây ra chóng mặt, hoặc ngất xỉu.

1.2.3. Các tình trạng mất nước trong cơ thể (như khi tiêu chảy nặng) hay thiếu máu (như khi chảy máu đường tiêu hóa) đều có thể gây chóng mặt.

1.2.4. Các bệnh lý tim mạch, bệnh phổi nặng trong máu không có đủ dưỡng khí cũng gây chóng mặt, muốn xỉu.

1.2.5. Chóng mặt, xỉu trong lúc ho dữ dội, trong lúc hoặc ngay sau khi đi tiểu, do phản xạ thần kinh,

khiến máu lên não không đủ.

1.2.6. Thu*c: nhiều Thu*c có thể gây chóng mặt, nhất là những Thu*c chữa cao áp huyết.

1.3. Mất thăng bằng (Disequilibrium): Cảm giác mất thăng bằng xảy ra chủ yếu khi đi bộ, chóng mặt mãn hay mất thăng bằng gây tổn thương đáng kể về thể chất và xã hội, đặc biệt ở người lớn tuổi.

- Mất thăng bằng có thể do tổn thương thần kinh ngoại biên, rối loạn cơ xương khớp ảnh hưởng đến dáng đi, rối loạn tiểu não tiền đình, thoái hóa cột sống cổ, bệnh Parkinson. Tổn thương thị giác làm gia tăng mất thăng bằng.

1.4. Chóng mặt không điển hình: Chóng mặt không điển hình là một trong những định bệnh nhiều nhất (chiếm đến 20-25% các trường hợp chóng mặt, chỉ sau chóng mặt kiểu xoay tròn)

- Chóng mặt không điển hình thường khó mô tả, người bệnh có thể khăng khăng “tôi chóng mặt”, váng đầu, ngây ngây, choang choáng, không phải cảm giác mọi vật chung quanh quay cuồng, cũng không phải cảm giác sắp xỉu hoặc mất thăng bằng khi đi lại.

- Nguyên nhân: Rối loạn tâm thần. Một phần tư có trầm cảm nặng, một phần tư rối loạn lo âu hay loạn thần và còn lại là rối loạn dạng cơ thể, nghiện rượu và rối loạn nhân cách.

- Chóng mặt không điển hình thường liên quan đến tăng thông khí, lo âu hay trầm cảm, chúng phát triển từ từ, lúc thịnh lúc suy trong thời gian 20 phút hay lâu hơn và khỏi dần.

2. Các dấu hiệu đi kèm:

- Dấu hiệu về thính lực (giảm thính lực, ù tai, cảm giác tai bị đầy, điếc đặc)

- Có cảm giác khó chịu, thường là sợ hãi, mất thăng bằng.

- Ngã có thể xảy ra lúc chóng mặt, lúc này BN không thể đứng được.

- Rối loạn dáng đi.

- Buồn nôn, ói mửa xuất hiện khi làm những cử động nhẹ nhàng và thường đi kèm các rối loạn vận mạch như da tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim.

- Ngất: Cảm giác đe dọa mất ý thức hoặc ngất, kèm theo đổ mồ hôi, buồn nôn, nhìn mờ hai mắt thoáng qua. Nguyên nhân là do tưới máu não giảm, gặp trong tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hoặc phản xạ thực vật.

Tiền sử của bệnh nhân: Mắc bệnh tai mũi họng (viêm tai kéo dài), thần kinh, chấn thương (chấn thương sọ não), ngộ độc (ngộ độc Thu*c, đặc biệt là các kháng sinh độc với tai), về mạch máu, về dị ứng.

B. Triệu chứng khách quan:

- Rung giật nhãn cầu

- Rối loạn thăng bằng

IV. Khi nào cần đi khám bác sĩ chuyên khoa

Khi chóng mặt và có một trong những triệu chứng như sau là phải đi bác sĩ để được khám nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân:

- Cơn nhức đầu bất thình lình;

- Mờ mắt nhìn sự vật không rõ;

- Giảm thính giác;

- Mất định hướng với không gian và thời gian;

- Nói khó khăn;

- Tay chân run rẩy, yếu;

- Bất tỉnh nhân sự;

- Cảm thất lảo đảo muốn té ngã;.

- Thấy tê dại các đầu ngón chân tay;

- Đau ngực hoặc nhịp tim nhanh chậm bất thường.

- Các dấu hiệu đó có thể báo hiệu bệnh nặng như tai biến mạch máu não, u não, bệnh Parkinson,

- bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng…

V. Những cách giúp hạn chế cơn chóng mặt:

Để khắc phục tình trạng của bệnh, nên tuân thủ theo đơn Thu*c của bác sĩ, tinh thần thoải mái tránh các lo âu, căng thẳng thần kinh

1. Phòng chống các kích thích gây chóng mặt: Dùng Thu*c chống nôn trước khi đi tàu xe khoảng 15 phút. Chọn chỗ ngồi phía trước sẽ êm hơn, bạn cũng dễ nhìn cảnh vật để quên đi sự khó chịu. Không ăn quá no hoặc để quá đói.

Nếu hệ thống thăng bằng dễ bị kích thích, nên thận trọng khi tham gia trò chơi làm thay đổi tư thế cơ thể như: tàu lượn, vượt thác…

2. Tránh thay đổi tư thế đột ngột hoặc tiếp xúc với chất dị ứng, những mùi lạ gây kích thích.

Thận trọng khi dùng Thu*c ảnh hưởng đến tiền đình.

3. Chọn nghề phù hợp để tránh T*i n*n khi hay chóng mặt: Tránh chọn công việc phi công, tàu biển, diễn viên xiếc, nhảy dù… hay làm những việc nguy hiểm ở độ cao. Khi có cơn chóng mặt, không được lái xe, trèo cao và dừng công việc khi cần.

4. Những bài tập giúp hệ thăng bằng thích nghi với các thay đổi về tư thế cơ thể trong không gian khoảng 80%. Nên tập xích đu, đu quay, trồng chuối.

Người bệnh mạch máu, bệnh mãn tính nên thận trọng khi tập. Massage vùng gáy giúp lưu thông máu tốt và đem lại những cải thiện đáng kể.

5. Chóng mặt nặng kéo dài có nguyên nhân do mạch máu hay gặp ở người lớn tuổi, chấn thương đầu, nhiễm trùng… Do đó, những người này cần quan tâm điều trị vì bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

VI. Xử trí

- Trước tiên phải để bệnh nhân ở tư thế nằm đầu thấp, cố định đầu, nơi ít ánh sáng, tránh xê dịch.

- Nếu bệnh nhân có nôn nhiều phải cho Thu*c chống nôn đường tiêm như papaverin 40mg hoặc primperan 10 mg tiêm bắp.

- Truyền dịch bù nước, điện giải nếu có điều kiện.

- Chống chóng mặt bằng các nhóm Thu*c: Nhóm kháng histamin, Acetylleucin, nhóm ức chế canxi chọn lọc mạch máu não, nhóm benzodiazepin, nhóm tăng tuần hoàn tiền đình.

- Thường tập khi nghĩ tới chóng mặt tư thế lành tính. Nếu chóng mặt do thiểu năng động mạch đốt sống thân nền thì không nên tập vì có thể gây thiếu máu não.

Nên tập có sự hướng dẫn của thầy Thu*c chuyên khoa. Có thể áp dụng cách tập sau:

- Khi cấp tính: Tập ở tư thế nằm: Đưa mắt sang hai bên, lên xuống, thực hiện động tác chậm rồi nhanh dần. Nhìn một vật di chuyển qua lại trước mắt 20cm. Khi có thể thì gập, ngửa, quay đầu sang hai bên từ từ và nhanh dần. Nếu đỡ có thể tập ở tư thế ngồi hoặc đứng.

- Khi qua giai đoạn cấp: Tập ở tư thế đứng, đang ngồi, từ từ đứng dậy sau đó đi, lên xuống cầu thang, xoay người kết hợp mở mắt và nhắm mắt.

- Tóm lại, khi có triệu chứng chóng mặt, nhất là thời gian kéo dài, chưa rõ nguyên nhân, bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa tai, thần kinh để khám, phát hiện các nguyên nhân từ đó có sự tư vấn và phương pháp điều trị hiệu quả. Không nên tự điều trị tại nhà, lạm dụng Thu*c để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

VII. Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn tiền đình

Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả. Với những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình việc có một chế độ ăn uống hợp lý rất cần thiết. Nên ăn uống đầy đủ tránh để cơ thể bị đói, ăn thức ăn ấm nóng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu năng lượng, đặc biệt các vitamin nhóm B. Những người bị rối loạn tiền đình nên:

- Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao. Nên để cho cơ thể hấp thu lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc hạt.

- Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein, cafein có thể khiến tình trạng ù tai tăng lên. Rượu, bia cũng cần được hạn chế bởi rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể gây các cơn đau đầu với bệnh nhân rối loạn tiền đình.

- Uống nhiều đủ nước mỗi ngày chừng 1,5 lít nước để bù lại lượng nước mà cơ thể bị mất.

Nên tiêu thụ nhiều thực phẩm như: Rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Một số món ăn chữa chứng chóng mặt:

Cháo tiểu mạch, long nhãn: Tiểu mạch 50g, táo đỏ 5 quả, long nhãn nhục 15g, đường trắng 20g, gạo nếp 100g. Tất cả vo, rửa sạch, đun tiểu mạch trước với nước cho sôi rồi cho các thứ còn lại vào, thêm nước cho vừa, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu thành cháo. Khi bắc nồi cháo xuống thì cho đường trắng vào quấy đều, ăn nóng, mỗi ngày 2-3 lần; Một đợt điều trị 4-5 ngày. Công hiệu: Bổ thận bổ huyết, giải nhiệt bổ tỳ vị, trị thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ.

Cháo cá trê, đậu đen: Cá trê 400g, đậu đen xanh lòng 200g, vỏ quýt khô 1 miếng, muối, hành tím, mùi, tiêu bột đủ dùng, gạo nếp 20g. Cá trê làm sạch. Đậu đen ngâm qua đêm cho nở; Trần bì ngâm nước 15 phút cạo sạch lớp vỏ trắng, rửa lại lần nữa để ráo. Gạo nếp vo sạch cho vào nồi cùng cá trê, trần bì, 1 thìa cà phê muối, đổ nước vừa đủ để nấu cháo, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa đến khi gạo nếp và đậu nở nhừ, nêm thêm muối, đường, hành tím đã nướng chín và bóc vỏ sạch, nấu thêm độ 10 phút nữa, cháo vừa ăn là được.

Công hiệu: Bồi bổ cơ thể nhất là gan và thận, chữa người bị tỳ thận suy nhược, hoa mắt chóng mặt, tay chân mỏi nhừ, ù tai, tinh thần suy nhược, đàn ông bị di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Canh cá chim:

- Cá chim 500g, gừng, hành, bột ngọt, muối, rượu vừa đủ. Mổ cá rửa sạch cho vào nồi, cho rượu, gừng, hành thái đoạn, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, sau chuyển đun nhỏ lửa nấu tới chín nhừ, cho bột ngọt, gia vị là được. Ăn cá uống canh.

- Công hiệu: Bổ huyết kiện tỳ, chữa tỳ vị hư nhược, váng đầu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi ăn ít, khó tiêu.

Canh cá trắm nấu bí xanh:

- Cá trắm 250g, bí xanh 300-500g, dầu thực vật, muối vừa đủ. Cá đánh vảy, bỏ mang ruột, rửa sạch, rán cá. Bí xanh rửa sạch, thái nhỏ cho vào cùng với cá, đổ nước vừa đủ hầm 3-4 giờ, cho muối, gia vị là được. Ăn trong ngày.

- Công hiệu: Bình can trừ phong, lợi tiểu thanh nhiệt, trị các chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, viêm thận, thủy thũng.

Canh thịt dê:

- Thịt nạc dê 300g, đương quy 20g, gừng 12g. Thịt dê thái miếng vừa ăn; Đương quy rửa sạch bụi. Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi, cho thịt dê, đương quy, gừng vào, đặt nồi lên bếp nấu cho sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, đậy nắp nồi để trong 2 giờ rồi nêm muối cho vừa ăn.

- Múc nước canh uống nóng trước khi ăn cơm.

- Công hiệu: Dưỡng huyết, hoạt huyết, bổ trung, ích khí, làm ấm người, thích hợp với người bị dương suy, thận hư, phụ nữ cơ thể yếu sau khi sinh đẻ mất máu, mệt mỏi, đau lưng, nhức đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt, thống kinh, kinh nguyệt không đều.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c14745676801b73f554e533)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY