Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và bùng phát mạnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ÐBSCL, cho nên việc chuyển viện cho các bệnh nhân nặng từ tuyến tỉnh lên tuyến trung ương không thực hiện được. Tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh trở thành tuyến cuối trong điều trị cho người bệnh. Trong khi đó, số lượng bệnh nhân nặng tăng, nguồn cung ứng máu lại thiếu hụt do giãn cách xã hội nên một số tỉnh phải hủy kế hoạch tổ chức hiến máu tình nguyện.
Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long Hồ Thị Thu Hằng cho biết: Nhu cầu truyền máu cho bệnh nhân ngày càng nhiều, khi có bệnh nhân nặng cần máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh phải liên hệ với Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ, nhưng nguồn cung rất nhỏ giọt. Thời gian qua, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ chỉ cung cấp tối đa mỗi nhóm máu từ 2 đến 3 đơn vị/ngày, trong khi số lượng bệnh nhân chờ truyền máu cao gấp 2 đến 3 lần.
Tương tự, số bệnh nhân nặng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang rất lớn, nhưng số lượng máu dự trữ lại thiếu trầm trọng. Thời gian qua, nhất là trong tháng 7, có lúc phải nhờ chi viện từ các bệnh viện khác. Nguyên nhân cũng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều kế hoạch hiến máu bị hủy.
Bệnh viện huyết học - truyền máu cần thơ đảm nhận việc cung cấp máu cho 80 bệnh viện khu vực ðbscl. ðến ngày 6/8, kho máu dự trữ của bệnh viện chỉ còn 2.047 đơn vị máu, đạt 50% lượng máu dự trữ thường quy của bệnh viện. với lượng máu này chỉ đủ cung cấp cho các bệnh viện khu vực trong một tuần. do lượng máu khan hiếm, bệnh viện huyết học - truyền máu cần thơ chỉ cung cấp máu cho các bệnh viện trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp. bác sĩ nguyễn xuân việt, giám đốc bệnh viện cho biết: nguồn máu tại bệnh viện đang thiếu hụt trầm trọng. có thời điểm bệnh viện huyết học - truyền máu cần thơ chỉ còn khoảng 600 - 700 đơn vị máu, các nhóm máu hiếm như o, ab có lúc chỉ còn vài chục đơn vị. trước tình hình đó, bệnh viện huyết học - truyền máu cần thơ đã nhiều lần gửi công văn khẩn tới ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các tỉnh, thành phố khu vực ðbscl, các sở y tế và các bệnh viện kêu gọi tăng cường chỉ đạo và tuyên truyền các hoạt động hiến máu tình nguyện. tuy nhiên, tại một số địa phương trong khu vực như: long an, tiền giang, ðồng tháp, vĩnh long, cần thơ… dịch covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca dương tính với sars-cov-2 trong cộng đồng liên tục tăng cao, cho nên một số địa phương không thể tổ chức được kế hoạch hiến máu nhân đạo.
Ngân hàng máu ở Vĩnh Long luôn thiếu nguồn máu dự trữ. Ảnh: BÁ DŨNG
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ, hiện người bệnh và các bệnh viện đang rất cần máu để điều trị. Do đó, giải pháp để có đủ nguồn máu lúc này là các địa phương có thể chia thành từng nhóm nhỏ ở “vùng xanh” để tổ chức hiến máu. Người đã tiêm phòng vắc-xin ngừa Covid-19 sau hai tuần có thể hiến máu được. Chỉ cần các địa phương vận động được vài chục đơn vị máu, bệnh viện sẽ tổ chức lấy máu nhanh.
Tại thành phố Rạch Giá (Kiên Giang), những ngày qua, các điểm tiếp nhận hiến máu tình nguyện liên tục được tổ chức, với những cách thức bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Theo đó, các đơn vị tổ chức cho những người tình nguyện đăng ký hiến máu bằng hình thức trực tuyến để hạn chế tiếp xúc trong quá trình tham gia hiến máu. Ban tổ chức phân luồng, tính toán khung giờ cho từng cơ quan, đơn vị đến hiến máu. Những người tham gia hiến máu được test nhanh Covid-19, và sắp xếp bố trí tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Phó Ban Ðoàn kết Tỉnh đoàn Kiên Giang Huỳnh Thị Ngọc cho biết, trong buổi vận động hiến máu tình nguyện ngày 5/6, Tỉnh đoàn Kiên Giang đã vận động được khoảng 180 cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia, đóng góp vào ngân hàng máu được 164 đơn vị máu. Trong ngày 6/8 đã có hơn 150 đoàn viên, công viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị ở thành phố Rạch Giá tham gia hiến máu tình nguyện. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Trưởng Ban Tuyên giáo Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang, Ban tổ chức đã thu được hơn 100 đơn vị máu bổ sung vào ngân hàng máu phục vụ cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
Ðể kịp thời bổ sung nguồn máu thiếu hụt, tỉnh kiên giang đã ban hành kế hoạch, chỉ tiêu vận động ít nhất 2.200 người tham gia, và số lượng máu tiếp nhận ít nhất phải đạt 1.600 đơn vị. phó giám đốc sở y tế tỉnh kiên giang ðỗ thiện tùng cho biết: từ đầu tháng 8 đến nay, khoa huyết học - truyền máu của bệnh viện đa khoa tỉnh đã tiếp nhận được bốn đợt lấy máu với hơn 550 đơn vị máu. dự kiến đến cuối tháng 8, sẽ thu được hơn 1.000 đơn vị máu từ các địa phương đã đăng ký theo kế hoạch. tất cả số lượng máu đã tiếp nhận được khoa khẩn trương đưa vào sàng lọc, sản xuất các chế phẩm máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân. hiện nay, tình hình cung cấp máu và các chế phẩm máu dùng cho điều trị bệnh nhân cho các bệnh viện ở kiên giang đã ổn định, tình trạng thiếu máu cục bộ đã được giải quyết.
Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Trà Vinh Lê Thị Kim Chi, hằng năm, cơ quan này phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ tổ chức các đợt hiến máu tình nguyện. Trong đợt, hưởng ứng “Tháng nhân đạo” năm 2021 được tổ chức vào ngày 15/5 vừa qua đã có hơn 350 đoàn viên công đoàn tham gia hiến gần 300 đơn vị máu. Hiện các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Trà Vinh đã có kế hoạch vận động người hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19, Trà Vinh có sự điều chỉnh trong tiếp nhận nguồn máu. Theo đó, Trà Vinh chỉ tiếp nhận máu từ các tình nguyện viên là cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động... nhằm bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thông tin từ Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ cho biết, bệnh viện đã có lịch đi lấy máu ở Bạc Liêu và Hậu Giang mỗi địa phương được 300 đơn vị. Còn tỉnh An Giang và Trà Vinh, mỗi địa phương 200 đơn vị, riêng Công an Cần Thơ là 100 đơn vị, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 từ 700 - 800 đơn vị máu. Ngoài ra ngày 9/8, bệnh viện sẽ tiếp nhận 1.000 đơn vị máu từ Bệnh viện Huyết học -Truyền máu Trung ương. Nguồn máu này sẽ bổ sung vào nguồn dự trữ cho Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ để cung cấp cho các bệnh viện trong vùng ÐBSCL.
TS, BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Huyết học - Truyền máu T.Ư cho biết: Tính đến thời điểm này, Viện đã chuyển 2.000 đơn vị máu cho Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) và 1.000 đơn vị máu cho Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ. Dự kiến, tiếp tục chuyển 2.000 đơn vị máu cho các địa phương phía nam trong tuần tới. Ðồng thời, đề nghị các địa phương khu vực phía bắc nếu trong nhiều ngày không xuất hiện ca nhiễm Covid-19 mới trên địa bàn, hãy tổ chức các hoạt động hiến máu tình nguyện, không chỉ giúp phục vụ nhu cầu điều trị tại các tỉnh phía bắc, mà còn giúp cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực Ðông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.